7 đột phá mới cho bệnh nhân tiểu đường
Đái tháo đường là căn bệnh thế kỷ của nhân loại và là gánh nặng của toàn xã hội vì người bệnh phải dùng thuốc suốt đời. Chính vì thế, các nhà khoa học vẫn không ngừng nghỉ nghiên cứu ra những giải pháp mới có thể giảm nguy cơ mắc và điều trị khỏi bệnh tiểu đường type 1. Những biện pháp giúp bệnh nhân đái tháo đường type 2 dễ dàng hơn trong kiểm soát đường máu.
Dưới đây là 7 đột phá mới trong điều trị bệnh tiểu đường những năm gần đây:
- Cấy tế bào gốc
Bệnh tiểu đường type 1 do các tế bào ? đảo tụy bị phá hủy. Cơ thể không còn khả năng sản xuất insulin dẫn đến đường máu tăng cao. Gần đây, các nhà khoa học người Anh và Mỹ đã nghiên cứu ra tế bào gốc lấy từ máy dây rốn của trẻ sơ sinh có khả năng biệt hóa thành các tế bào ? đảo tụy. Theo các nhà khoa học, các tế bào này có thể sản xuất ra các hợp chất C-peptide – tiền protein của insulin. Khi cấy các tế bào này vào cơ thể bệnh nhân bị bệnh tiểu đường type 1, sau một thời gian lượng insulin trong máu được phục hồi và đường máu giảm về gần mức bình thường.
Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi số lượng bệnh nhân mắc đái tháo đường type 1 đang dần trẻ hóa. Trẻ em và những người trong độ tuổi thanh thiếu niên mắc bệnh sẽ mang lại gánh nặng lớn hơn cho gia đình và xã hội so với người ở độ tuổi trung niên mắc bệnh. Nếu như phương pháp này thử nghiệm thành công trên số lượng lớn bệnh nhân tiểu đường, nó hứa hẹn sẽ giúp chữa khỏi hoàn toàn đái tháo đường type 1. Đồng thời các bệnh nhân sẽ không phải phụ thuộc hoàn toàn vào insulin.
- Bảo vệ tế bào beta khỏi hệ tự miễn
90% bệnh nhân đái tháo đường type 1 do hệ tự miễn – cơ thể sinh ra các tự kháng thể phá hủy tế bào ? đảo tụy. Các nhà khoa học ở viện công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát hiện ra một hợp chất có tác dụng bảo vệ các tế bào ? khỏi hệ tự miễn. Đó là hợp chất triazole-thiomorpholine dioxide (TMTD). Các hợp chất này giúp tế bào ? tránh được sự phá hủy của hệ miễn dịch và thực hiện chức năng sản xuất insulin. Nghiên cứu trên chuột bị bệnh tiểu đường đã cho phá hủy các tế bào ?. Các tế bào này sẽ được bọc bởi hợp chất bảo vệ TMTD. Kết quả sau 6 tháng, đường trong máu giảm đáng kể về gần mức bình thường.
- Thuốc huyết áp giúp điều trị bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu mới của Tiến sĩ Aaron Michels, phó giáo sư y khoa tại Đại học Colorado Anschutz Medical Campus ở Aurora đã phát hiện ra Methyldopa có tác dụng ngăn ngừa khởi phát bệnh tiểu đường type 1. Methyldopa là thuốc huyết áp nhóm kích thích thụ thể ?-adrenergic dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em. Nghiên cứu chỉ ra rằng methyldopa có tác dụng ngăn chặn phân tử DQ8 – một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1. Ngoài ra chất này còn có ưu điểm là không can thiệp vào chức năng miễn dịch của tế bào. Theo thống kê của tác giả, có tới gần 60% bệnh nhân đái tháo đường type 1 có phân tử DQ8. Những nghiên cứu tiếp theo đang được tiến hành để chứng minh vai trò của Methyldopa. Nếu thành công, nó hứa hẹn sẽ giảm tỷ lệ mắc và điều trị bệnh đái tháo đường type 1.
- Thiết bị cung cấp insulin cấy dưới da
Các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu ra thiết bị cung cấp insulin cấy dưới da. Thiết bị này chứa insulin được lưu giữ trong ngăn chứa bằng gel, sau đó được cấy vào bụng bệnh nhân. Lượng đường trong máu tăng sau bữa ăn kích thích gel hóa lỏng giải phóng insulin vào cơ thể. Đồng thời khi nồng độ insulin trong thiết bị giảm dần thì gel sẽ phản ứng lại bằng cách hóa cứng, nhờ đó làm chậm dần sự phóng thích insulin vào máu. Với thiết bị này, bệnh nhân sẽ ko cần phải tiêm insulin nhiều lần mỗi ngày theo từng cữ ăn. Qua đó giảm nguy cơ quên thuốc, tránh hạ đường huyết khi tiêm không đúng liều lượng và giảm nguy cơ viêm sưng xung quanh vị trí tiêm.
- Kính áp tròng theo dõi lượng đường trong máu
Kiểm soát đường huyết hàng ngày với bệnh nhân đái tháo đường là một khó khăn đặc biệt với những bệnh nhân cao tuổi. Mới đây, các nhà nghiên cứu đến từ Viện Khoa học và Công nghệ Ulsan Hàn Quốc đã chế tạo ra kích áp tròng thông minh có thế đo nồng độ đường qua nước mắt. Đặc điểm của loại kính này là mềm, dẻo và cho kết quả qua màn hình kính. Khi lượng đường trong máu quá cao, thiết bị này sẽ tự động tắt 1 đèn LED được tích hợp trong kính. Qua đó, bệnh nhân sẽ biết được phải điều chỉnh khẩu phần ăn hoặc đi khám bác sĩ. Nếu loại kính này được sử dụng rộng rãi, nó sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát đường huyết liên tục, không xảy ra tình trạng đường huyết tăng cao thời gian dài. Ngoài ra bệnh nhân cũng không phải chịu đau đớn mỗi lần lấy máu xét nghiệm.
- Loại cá mù trong hang động có tác dụng chữa bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học đến từ Đại học Harvard, Mỹ đã phát hiện ra loài cá mù sống trong hang động Mexico có chứa gen đột biến giúp bảo vệ nó khỏi tác động của rối loạn chuyển hóa glucose. Loại cá này có tên là Astyanax mexicanus có một chi đặc biệt và đột biến di truyền giống người bị tiểu đường type 1. Qua xét nghiệm, loài cá này có dấu hiệu đường máu cao sau bữa ăn và có tình trạng kháng insulin. Tuy nhiên chúng lại hoàn toàn khỏe mạnh. Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để xác định gen đột biến có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tiểu đường này là gì.
- Sản phẩm thảo dược Insutrix
Insutrix được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu khoa học trong nhiều năm của Thạc sỹ Dược học Dương Thị Mộng Ngọc, Nguyên Giám đốc Trung tâm Sâm và Dược liệu TP Hồ Chí Minh, có chứa phức hợp thảo dược gồm nghệ, mã đề, hoa hòe.
Sản phẩm Insutrix đã được nghiên cứu tiền lâm sàng và chứng minh tác dụng hạ đường huyết tương đương thuốc tây bởi PGS.TS Đỗ Thị Hồng Tươi và cộng sự tại trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
Insutrix vừa có tác dụng hạ đường huyết, vừa giúp hạ cholesterol máu và ngăn ngừa biến chứng.
Xem thông tin chi tiết sản phẩm tại đây:
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào