Bệnh lý võng mạc đái tháo đường là gì?
Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh lý võng mạc. Bệnh lý này sẽ gây giảm thị lực và mù ở những người trong độ tuổi lao động. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa kiểm soát tốt mức đường huyết trong cơ thể. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh lý võng mạc đái tháo đường nhé!
Nguyên nhân gây bệnh lý võng mạc đái tháo đường là gì?
Độ nhạy thị lực được quyết định bởi lớp mô mỏng sau đáy mắt. Lớp mô mỏng đó chính là võng mạc. Tại đây có một hệ thống vi mạch rất nhỏ nuôi dưỡng dây thần kinh thị giác và toàn bộ mắt. Đường huyết cao trong thời gian dài tại các vi mạch này là nguyên nhân dẫn đến những tổn thương võng mạc (chảy máu, rò rỉ dịch). Nguy hiểm hơn, có thể gây suy giảm thị lực và tầm nhìn, gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống người bệnh.
Bệnh nhân bị tiểu đường trên 10 năm có tới 80% nguy cơ mắc biến chứng này. Dù vậy, nếu được điều trị hiệu quả, 90% bệnh nhân mắc bệnh lý võng mạc đái tháo đường sẽ thuyên giảm.
Cơ chế gây bệnh:
Đường máu cao làm tăng dòng máu qua các mao mạch và vi mạch. Lâu dần, sẽ gây những tổn thương tại các mạch máu ở mắt. Dẫn đến những biến chứng ở võng mạc người bệnh.
Các dấu hiệu và giai đoạn phát triển của bệnh lý võng mạc đái tháo đường
Bệnh lý võng mạc thường bắt đầu bằng những cơn đau nhức hốc mắt. Kèm theo đó là thị lực cũng bị giảm đi. Bệnh nhân thường mờ mắt, mỏi mắt. Đồng thời, xuất hiện những đốm đen lởn vởn trong tầm mắt.
Bệnh lý võng mạc này phát triển qua 4 thể:
- Thể khởi phát: Lượng đường huyết cao làm vi mạch rò rỉ dịch ra võng mạc. Thể này chưa có triệu chứng nhận biết.
- Thể chưa tăng sinh mạch máu: Khi bệnh tiến triển, các mạch máu nuôi dưỡng võng mạc có thể sưng lên và biến dạng. Chúng có thể mất khả năng vận chuyển máu và có thể gây phù hoàng điểm.
- Thể chưa tăng sinh nặng: Nhiều mạch máu bị tổn thương, dị dạng làm lượng máu cung cấp cho võng mạc giảm. Những vùng mạch máu bị tổn thương sẽ tiết ra các yếu tố tăng trưởng kích thích sản sinh ra các mạch máu mới.
- Thể tăng sinh nặng. Khi mạch máu tăng sinh, nó phát triển dọc theo bề mặt bên trong của võng mạc. Mắt xuất hiện nhiều dịch. Các mạch máu mới rất dễ vỡ nên dễ bị rò rỉ và chảy máu. Vì vậy, dễ gặp tình trạng xuất huyết hốc mắt, gây bong tróc võng mạc, có thể dẫn đến sẹo và mất tế bào ở võng mạc, tệ hơn là gây mất thị lực, mù vĩnh viễn.
Bong tróc võng mạc xảy ra khi các mạch máu bất thường kích thích sự phát triển của mô sẹo. Điều này làm tầm nhìn xuất hiện những điểm nổi, thấy ánh sáng nhấp nháy. Nghiêm trọng hơn là mất thị lực.
Ở tận gần phía trước của mắt, các mạch máu mới có thể phát triển ra đó. Chúng làm cản trở dòng chảy bình thường của dịch mắt, gây tăng nhãn áp. Tăng nhãn áp có thể gây thiệt hại dây thần kinh truyền hình ảnh từ mắt đến não.
Dấu hiệu nhận biết biến chứng này là:
- Điểm nổi hoặc dây tối trong tầm nhìn (floaters).
- Khu vực tầm nhìn có điểm tối hoặc trống rỗng.
- Tầm nhìn đêm kém.
- Không nhìn được một số màu sắc.
- Tầm nhìn dao động.
- Mờ mắt.
- Mất tầm nhìn.
Võng mạc của một người mắc bệnh võng mạc tiểu đường. Hai hình ảnh được chụp trước (bên trái) và sau khi điều trị chống VEGF (bên phải).
Những ai có thể có nguy cơ mắc bệnh lý võng mạc đái tháo đường?
Các thể bệnh đái tháo đường (đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường tuýp 2, đái tháo đường thai kỳ,…) đều có nguy cơ mắc bệnh lý này. Đặc biệt, phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ, dễ mắc bệnh lý võng mạc, và tiến triển bệnh lý này rất nhanh nếu không được kiểm soát kịp thời.
Phòng ngừa và kiểm soát bệnh lý võng mạc đái tháo đường như thế nào?
Bệnh lý võng mạc đái tháo đường một khi đã tiến triển thì phải sống chung với bệnh lý này. Nhưng, nếu được phát hiện và điều trị sớm, có thể giảm tới 95% nguy cơ mù loà.
Vì bệnh lý này không có triệu chứng sớm nên hầu hết chỉ phát hiện khi bệnh lý bắt đầu ảnh hưởng đến thị lực. Do vậy, bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt phụ nữ có thai, cần được khám mắt toàn diện. Hãy đo thị lực ít nhất 1 lần/năm, thuận tiện nhất là đo tại thời điểm được chẩn đoán bệnh đái tháo đường và các lần tái khám.
Các nghiên cứu như Thử nghiệm kiểm soát và biến chứng tiểu đường (DCCT) đã chỉ ra rằng: Kiểm soát bệnh tiểu đường làm chậm sự khởi phát và tiến triển của bệnh lý này. Các thử nghiệm khác đã chỉ ra rằng: Kiểm soát huyết áp và cholesterol tăng có thể làm giảm nguy cơ mất thị lực ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường có thể kiểm soát bằng cách:
– Tập thể dục thường xuyên
– Điều chỉnh lượng tinh bột, lượng đường trong các bữa ăn về mức hợp lý
– Bổ sung nhiều chất xơ trong bữa ăn
– Uống nhiều nước lọc và các loại nước tốt cho sức khỏe người tiểu đường, tránh tuyệt đối các đồ uống có gas, nước ngọt
– Giảm stress
– Đo đường huyết thường xuyên (lúc đói, sau ăn 2 giờ) và chỉ số HbA1c. Tối thiểu 2 lần mỗi năm
– Ngủ đủ và đúng giờ
– Ăn nhiều thực phẩm chứa Crom và Magie (Các loại hạt họ đậu, súp lơ, thịt đỏ, chuối, bơ, ngũ cốc nguyên cám, các loại rau màu xanh đậm,…)
– Sử dụng các chế phẩm hỗ trợ chứa bộ ba dược liệu Nghệ, Mã đề và Hoa hòe.
Hiện nay, Nghệ, Hoa Hòe, Mã đề đã được các nhà khoa học Việt nghiên cứu, kết hợp tạo nên sản phẩm Insutrix. Sản phẩm này được các bệnh nhân đái tháo đường ở Mỹ tin dùng 5 năm nay. Và sản phẩm cũng nhận được phản hồi tích cực từ các bệnh nhân đái tháo đường trong miền nam.
Điều trị bệnh lý võng mạc do đái tháo đường.
Ở các thể chưa tăng sinh (các thể nhẹ), bệnh nhân thường được điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Ở thể tăng sinh, một trong số phương pháp điều trị được sử dụng là phẫu thuật tán xạ Laser. Phương pháp này có thể duy trì thị lực và làm chậm tiến triển của bệnh lý võng mạc đái tháo đường. Tuy nhiên có thể gây mù một số màu và khó khăn trong khi nhìn ban đêm,… Phương pháp này có hiệu quả tốt nhất khi thực hiện trong giai đoạn các mạch máu mới bắt đầu bị chảy máu (thể tăng sinh nặng)…
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://www.insutrix.com/
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào