Insutrix

Nhắc tới chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường, hầu hết chúng ta thường chỉ quan tâm tới đồ ăn và các cảnh báo của chúng. Có rất ít tài liệu và hướng dẫn cách dùng đồ uống, bao gồm cả nước trắng uống thường ngày một cách hợp lý. Bạn có tự tin mình đang uống nước đúng bài không?

  • Lý do người tiểu đường cần chú tâm hơn tới việc uống nước?

Tiểu đường là bệnh nội tiết bị ảnh hưởng trực tiếp từ các chất người bệnh nạp vào. Bởi vậy không chỉ thực phẩm ăn mà đồ uống cũng đóng góp một phần không nhỏ tác động.

Bên cạnh thành phần dinh dưỡng có trong đồ uống được bệnh nhân tiêu thụ thì còn cần chú trọng vào thể tích nước uống. Lý do là bởi “Tiểu đường – cao huyết áp: đôi bạn cùng tiến” với khoảng 50% người tiểu đường mắc thêm tăng huyết áp. Con số này được nâng lên 75% ở đối tượng người lớn tuổi – cũng chính là nhóm người mắc tiểu đường type 2 chiếm 90-95% tổng số ca đái tháo đường.

Việc uống nước đóng vai trò quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường.

Việc uống nước đóng vai trò quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường.

Thể tích nước uống vào phản ánh tới thể tích tuần hoàn máu và huyết áp. Do vậy, hãy luôn ghi nhớ rằng khi uống nước, cần quan tâm tới cả thành phần và lượng nạp vào vì nó sẽ tác động tới tiến triển tình trạng bệnh lý của bạn. Dưới đây chúng ta sẽ đi sâu chi tiết cách uống các loại nước ra sao cho phù hợp với người bệnh tiểu đường.

  • Người tiểu đường uống nước và các hiểu nhầm thường gặp

Hiểu nhầm 1: Số nước cần một ngày

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, mỗi ngày cơ thể con người cần 40ml nước cung cấp cho mỗi một kg cân nặng. Như vậy tùy vào thể trọng của mỗi người mà nhu cầu nước uống là khác nhau chứ không có một con số cố định cụ thể áp dụng chung cho tất cả như chúng ta thường nhầm lẫn.

Do đó, một phụ nữ nặng 45kg thì cần cung cấp cho cơ thể lượng thể tích nước là 1,8 lít trong khi một người đàn ông 70kg thì con số này là 2,8 lít mỗi ngày. Cân nặng của bạn là bao nhiêu, hãy tự nhẩm tính lượng chính xác dành cho mình.

Hiểu nhầm 2: Số nước UỐNG cần một ngày

Chúng ta thường nghĩ số lượng nước cần cung cấp một ngày cho cơ thể là bao nhiêu thì phải uống bấy nhiêu mới đủ. Điều này cũng sai nốt. Nhu cầu nước như bạn vừa tính trên là tổng lượng nước đến từ các nguồn khác nhau bạn nạp vào cơ thể. Tức là ngoài cốc nước uống hàng ngày thì còn tính tổng hàm lượng nước có trong các món ăn (canh, súp, thực phẩm đặc biệt là rau,…), hoa quả (đặc biệt các quả mọng nước như cam, quýt, bưởi,…) và các nguồn khác nữa.

Rau củ quả cũng đóng góp một phần nước cho cơ thể.

Rau củ quả cũng đóng góp một phần nước cho cơ thể.

Cũng lại là vấn đề tùy vào thực phẩm bạn ăn thêm chứa nhiều hay ít nước mà phần nước trắng uống thông thường cần bổ sung sẽ khác nhau. Nhưng về cơ bản, đồ ăn, hoa quả ấy sẽ cung cấp khoảng 1 lít nước cho bạn mỗi ngày. Phần còn lại hãy nhớ bổ sung bằng nước đun sôi để nguội (và qua lọc nếu cần) nhé.

Hiểu nhầm 3: Nước ép trái cây và người tiểu đường

Mặc dù nước ép trái cây được công nhận rộng rãi là đồ uống lành mạnh nhưng với người bệnh tiểu đường thì đó lại là một câu chuyện khác.

Như đã đề cập phía trên về lưu ý thành phần của loại nước nạp vào, cụ thể ở nước ép trái cây thường chứa nhiều carbohydrat (bản chất là đường) với hàm lượng cao nên bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức chú ý. Nếu bạn là người yêu thích nước ép trái cây thì dưới đây là vài nhắc nhở:

  • Không cho thêm đường ngoài vào nữa
  • Tránh uống nước ép của loại quả có chỉ số Glycemic cao như nho, xoài, dứa, cam
  • Không nên uống nước ép thường xuyên, thi thoảng mới uống
  • Nguồn nước cung cấp chính cho cơ thể vẫn nên là từ nước trắng đun sôi để nguội

  • Uống nước trắng cũng cần đúng bài

Nguyên tắc uống nước cho bệnh nhân tiểu đường như sau:

  • Nên uống nước sau khi ngủ dậy

Sau một đêm dài cơ thể thực hiện hoạt động thải độc khi bạn chìm trong giấc ngủ, một cốc nước sẽ giúp tưới tắm lại cho các cơ quan. Đặc biệt, nước làm sạch đường ruột khiến bạn có cảm giác đói và ăn ngon hơn, sẵn sàng cho một ngày làm việc mới.

Nên tập thói quên uống nước sau khi ngủ dậy.

Nên tập thói quên uống nước sau khi ngủ dậy.

  • Uống thuốc bằng nước trắng:

Một số người gặp khó khăn khi uống thuốc do có vị đắng hoặc mùi khó chịu nên đã “chạy chữa” bằng cách uống thuốc cùng sữa, trà hoặc nước hoa quả. Đây là sai lầm vô cùng lớn và cần phải thay đổi ngay lập tức. Các chất trong sữa, trà hay nước hoa quả cụ thể là acid amin, gốc acid và cả các nguyên tố khác sẽ tương tác với thuốc làm thuốc mất tác dụng. Hãy cố gắng tập thói quen uống thuốc bằng nước trắng, nhớ uống thật nhiều để thuốc đi qua họng và xuống hệ tiêu hóa hòa tan và phân bố tốt hơn.

  • Không uống quá nhiều nước một lúc và cũng không nên uống quá nhiều nước nói chung

Uống đúng – đủ số lượng cơ thể cần như chúng ta đã tính toán ở mục 1, nếu có chênh lệch thì chỉ nên là lượng nhỏ mà thôi. Việc uống nhiều nước có thể gây “ngộ độc nước” khiến người bệnh nôn nao, đầu óc thiếu tỉnh táo. Đặc biệt với người tiểu đường kèm tăng huyết áp, uống quá nhiều nước khiến chỉ số huyết áp của bạn lên cao nguy hiểm.

Cũng không nên nạp đồng thời quá nhiều nước tại một thời điểm. Kể cả khi bạn mới chơi thể thao hoặc lao động mất sức nhiều, uống từ từ, chia thành các ngụm nhỏ sẽ tốt cho tim mạch hơn là làm một ngụm thật lớn.

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã tháo gỡ được những hiểu nhầm thường thấy về việc uống nước và trang bị cho mình các kiến thức, kĩ năng uống nước đúng bài với bệnh tiểu đường. 70% cơ thể là nước, hãy chăm sóc 70% cơ thể của mình thật khôn ngoan nhé.

Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://www.insutrix.com/

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33