Bệnh tiểu đường và rượu – mối quan hệ ẩn nhưng nguy hiểm khôn lường
Khi bị bệnh tiểu đường, nhắc tới đồ ăn, thức uống cần chú tâm người ta thường nghĩ tới hạn chế ăn cơm, bánh kẹo và đồ ngọt khác hay tránh thức ăn nhiều dầu mỡ. Tuy nhiên còn một “sát thủ” nguy hiểm khác đang ẩn nấp mà ít được quan tâm, đó chính là bia rượu.
Rượu ảnh hưởng xấu tới bệnh tiểu đường thế nào?
Bản thân rượu và đồ uống chứa cồn không phải nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. Tuy vậy chúng lại đóng vai trò làm yếu tố nguy cơ hiệp đồng lại cùng các thói quen, chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học khác làm hình thành đái tháo đường type 2. Và trên hết, đối với tất cả các loại đái tháo đường, rượu đều khiến bệnh trầm trọng hơn qua các tác động sau:
1, Làm tăng nồng độ đường huyết
Nguyên nhân là do thành phần của loại thức uống này, đặc biệt là bia và rượu vang có chứa nhiều carbohydrate, khi đi vào cơ thể được phân giải thành đường glucose.
Bia có thành phần chính bao gồm lúa mạch mang nhiều calo, bên cạnh đó còn có thể chứa thêm các nguồn tạo đường khác làm phụ gia cho quá trình lên men. Tùy vào từng loại lúa mạch khác nhau thì cho giá trị năng lượng tương ứng, nhưng nhìn chung 100g lúa mạch cấp khoảng 200kcal.
Còn rượu vang là thức uống có cồn từ những quả nho được lên men mà thành. Mà nho lại là loại quả nên tránh đối với người bệnh tiểu đường do hàm lượng dinh dưỡng và năng lượng cao nó mang lại. Cụ thể, trong mỗi quả nho chứa tới 18-33% đường (loại glucose và fructose) và chỉ 100g nho tươi đã cho tới 210kcal.
2, Giảm độ nhạy cảm với insulin: nghiên cứu chứng minh
Giảm độ nhạy cảm với insulin hay kháng insulin là tình trạng các tế bào trong cơ thể bị giảm khả năng đáp ứng hoặc thậm chí ngừng tiếp nhận insulin. Điều này dẫn tới việc các tế bào đó dù rất cần năng lượng để hoạt động nhưng lại không thể tiếp nhận glucose, khiến phần glucose này tích tụ lại trong máu. Kháng insulin được gặp trên 9% dân số thế giới và là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường type 2.
Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc Gia (NCBI), nghiên cứu so sánh tiêu thụ glucose sau khi truyền ethanol đã cho kết quả rằng liên kết đơn với thụ thể của insulin của tất cả các đối tượng (hay nói cách khác là độ nhạy với insulin) bị giảm từ 30% tới 60% sau khi truyền insulin. Điều này cho thấy rượu có ảnh hưởng xấu đáng kể tới tình trạng kháng insulin làm tế bào khó tiêu thụ glucose.
3, Hạ đường huyết gây nguy hiểm:
Mặc dù làm giảm sự nhạy cảm của cơ thể với insulin nhưng rượu vẫn gây hạ đường huyết khi được dùng với lượng lớn. Nguyên nhân là bởi đây là 2 quá trình có cơ chế khác nhau. Rượu gây hạ đường huyết từ hai hướng:
- Gián tiếp: Khi uống rượu vào làm gan phải lo lọc thải các chất trong rượu, vì thế mà giảm chức năng khác của gan là tái tạo glucose.
- Trực tiếp: Ethanol trong rượu (cũng như các thức uống chứa cồn) làm ức chế quá trình Gluconeogenesis (tân tạo đường glucose) từ các chất không có nguồn gốc bột đường (carbohydrate) thông thường. Cụ thể chính là từ đạm (acid amin), từ chất béo (glycerol) và từ các chất trung gian là lactate cùng pyruvate để chuyển hóa tạo thành glucose khi cơ thể bị thiếu hụt.
Kết quả cuối làm hạ đường huyết, do vậy người bệnh tiểu đường nên hạn chế uống rượu và đồ uống có cồn nói chung, đặc biệt là không uống khi đang đói, mới vận động xong.
4, Tương tác với thuốc điều trị
Hai nhóm thuốc điều trị đái tháo đường là Sulfonylureas và Meglitinides (hay còn gọi là Glinides) khi sử dụng trên bệnh nhân uống rượu có thể gây tương tác làm hạ đường huyết quá mức.
Cả Sulfonylureas và Meglitinides đều là nhóm thuốc điều trị đái tháo đường theo cơ chế tăng tiết insulin tại tế bào đảo tụy mà không phụ thuộc vào mức đường huyết của cơ thể.
Do vậy, với bệnh nhân đái tháo đường hiện đang cần sử dụng hai nhóm trên, đặc biệt là với các thuốc Clopropramid, Glyburit, Tolazamid và Tolbutamid sẽ rất nguy hiểm nếu lượng đường huyết không trong kiểm soát khiến liều lượng sử dụng thuốc không còn phù hợp với tình trạng thực tế. Trong trường hợp này, chính rượu là nguyên nhân khiến lượng đường huyết ngoài vòng kiểm soát.
Như ở trên ta đã hiểu tác động ức chế quá trình Gluconeogenesis (tân tạo đường glucose) của rượu từ các chất không có nguồn gốc bột đường (carbohydrate) thông thường. Từ đó khi cơ thể thiếu glucose, ví dụ như lúc đói, nếu người bệnh tiểu đường còn uống rượu vào sẽ càng làm nồng độ đường trong máu thấp đi, không được tiếp nhiên liệu. Mặt khác, dưới tác dụng điều trị của thuốc nhóm Sulfonylureas hoặc Meglitinides, tụy vẫn tăng tiết insulin làm phân giải tiếp phần glucose ít ỏi còn trong máu. Hậu quả cuối cùng là hạ đường huyết nặng, gây nguy hiểm sức khỏe thậm chí tới tính mạng cho bệnh nhân.
Qua đây, người bệnh tiểu đường và nhất là các bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị nhóm Sulfonylureas hoặc Meglitinides cần lưu ý nên bỏ hẳn thói quen uống bia rượu, đặc biệt tuyệt đối không uống khi đói, dạ dày rỗng.
Tóm lại, rượu là sát thủ nguy hiểm với bệnh tiểu đường khi không chỉ góp phần vào việc hình thành bệnh mà đặc biệt còn làm tình trạng bệnh nặng hơn qua 4 cơ chế ảnh hưởng. Trong đó người bệnh tiểu đường cần đặc biệt quan tâm đến tác động hạ đường huyết và tương tác với thuốc điều trị của rượu khi đây là nguyên nhân gây cơn hạ đường huyết đột ngột có thể khiến bệnh nhân choáng váng, bất tỉnh hoặc thậm chí tử vong.
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://www.insutrix.com/
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào