Insutrix

Bệnh tiểu đường đang trở thành nỗi lo ám ảnh với nhiều người đặc biệt là từ lứa tuổi trung niên. Trong đó, sợ ăn ngọt vào là sớm bị tiểu đường là một quan điểm sai lầm ngày càng phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ lý giải và đưa ra cái nhìn đúng cho những người đang lo lắng về bệnh tiểu đường.

Kiêng ăn ngọt là khỏi lo bệnh tiểu đường?

Nhắc đến bệnh tiểu đường, có lẽ là do cái tên quá đặc trưng là“tiểu đường” mà cứ hỏi 10 người thì đảm bảo cả 10 thừa nhận rằng họ nghĩ tới các món ngọt, nhiều đường. Trong đó 9 người cho rằng ăn ngọt nhiều, hay ăn bánh kẹo chứa nhiều đường thì gây ra bệnh tiểu đường.

Vậy điều này liệu có đúng?

Câu trả lời là không. Việc ăn đồ ngọt hay thực phẩm chứa nhiều đường kể cả khi nó làm lượng đường huyết của bạn cao hơn mức bình thường (3,9-6,4mmol/l) thì cũng chỉ được gọi là “đái tháo đường sinh lý”. “Đái tháo đường sinh lý” không phải là bệnh, chỉ là hiện tượng sinh lý nhất thời của cơ thể khi nạp quá nhiều đường vào cơ thể trong thời gian ngắn, đường huyết sẽ trở về chỉ số bình thường nhanh chóng sau đó.

Còn “bệnh tiểu đường” hay “đái tháo đường bệnh lý” là do rối loạn chuyển hóa đường glucose trong cơ thể, mang tính lâu dài. Bệnh tiểu đường do tế bào tụy sản xuất thiếu hụt insulin hoặc bị cản trở trong việc sử dụng insulin để chuyển hóa đường thành dạng phục vụ nhu cầu năng lượng được cho cơ thể. Kết quả là làm lượng glucose máu tăng cao (từ 7,0mmol/l trở lên) và hình thành glucose niệu trong nước tiểu kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.

Bệnh tiểu đường do rối loạn glucose trong máu và mang tính chất lâu dài.

Bệnh tiểu đường do rối loạn glucose trong máu và mang tính chất lâu dài.

Như vậy, có thể thấy nguyên nhân thực chất của bệnh tiểu đường không phải do cứ ăn ngọt mà hình thành bệnh. Hay có thể nói: người kiêng ăn ngọt vẫn có khả năng bị đái tháo đường, còn người không kiêng ngọt hoặc thậm chí hay ăn ngọt thì lại chưa chắc đã bị đái tháo đường ngay.

Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý rằng việc ăn ngọt kéo dài kết hợp với lối sống ít vận động, thể trạng béo rệu sẽ làm tăng khả năng kháng insulin trong cơ thể và đó chính là yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường.

Bị bệnh tiểu đường rồi thì phải kiêng đường, kiêng ngọt hoàn toàn?

Ở trên chúng ta đã hiểu được rằng từ một người bình thường – chưa bị bệnh cho tới khi mắc đái tháo đường thì yếu tố quyết định không phải do “ăn ngọt, ăn nhiều đường”, đó chỉ là phần bổ sung kết hợp với các yếu tố khác (thói quen sinh hoạt, thể trạng) làm gia tăng nguy cơ gây bệnh.

Thế với người đã mắc bệnh tiểu đường rồi thì có phải kiêng đường hoàn toàn không?

Câu trả lời vẫn là không. Người bệnh tiểu đường không cần và cũng không nên kiêng đường hoàn toàn. Có 2 lý do chính như sau:

  • Thứ nhất: Cơ thể vẫn cần được cung cấp đường để tạo năng lượng phục vụ các hoạt động sống bình thường của các tế bào và cơ quan. Trong đó, quan trọng nhất là não bộ với nguồn cung cấp năng lượng duy nhất đến từ glucose. Việc kiêng đường hoàn toàn dẫn tới tình trạng không được cấp đủ dinh dưỡng để hoạt động, từ đó khiến não bộ – cơ quan điều khiển thần kinh, trí óc hoạt động trì trệ, cơ thể mệt mỏi, uể oải và nguy hiểm hơn là gây suy nhược.
  • Thứ hai: Mặc dù người bệnh nhân tiểu đường vốn có lượng đường huyết cao hơn mức bình thường, tuy vậy nếu kiêng đường hoàn toàn đi kèm với sử dụng insulin, thuốc hay thực phẩm chức năng có tác dụng hạ glucose máu thì rất dễ xảy ra cơn hạ đường huyết đột ngột! Cơn hạ đường huyết đột ngột là biến chứng cấp tính thường xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường lạm dụng quá mức các biện pháp hạ đường huyết. Các biện pháp hạ đường huyết này bao gồm: giảm nạp đường vào; tăng vận động để sử dụng đường và tăng phân giải đường nhờ dùng thuốc và chế phẩm y tế. Nếu tăng đường huyết là tình trạng bệnh lý diễn ra từ từ, dần dần trở nên nguy hiểm thì cơn hạ đường huyết đột ngột diễn ra bất ngờ, nhanh chóng khiến người bệnh khó phản ứng kịp thời. Nhẹ thì gây mệt mỏi, lạnh toát, vã mồ hôi, choáng váng; nặng hơn gây nói lắp, mắt nhìn mờ, khả năng tiếp nhận thông tin giảm sút còn nguy hiểm hơn cả chính là bất tỉnh, tử vong. Bạn có thể đọc thêm thông tin chi tiết tại bài viết “Cẩn trọng cơn hạ đường huyết đột ngột ở người tiểu đường”.

Tóm lại, bệnh nhân tiểu đường không nên kiêng đường tuyệt đối, bao gồm cả bánh kẹo, hoa quả. Tuy thế, bạn vẫn cần giảm thiểu lượng đường ăn vào, nắm rõ tình trạng đường huyết của mình để biết được nạp trong khoảng bao nhiêu là thích hợp. Thích hợp ở đây chính là không quá thiếu trong việc cung cấp glucose cho cơ thể hoạt động bình thường và cũng không quá thừa gây glucose máu tăng cao. Tốt nhất hãy chia làm những phần nhỏ thay vì ăn nguyên một phần lớn, áp dụng với cả bữa ăn chính và ăn hoa quả, bánh kẹo,… giữa buổi.

Người bệnh tiểu đường cũng có loại đường riêng để thỏa sức ăn ngọt?

Về nguyên tắc thì người bệnh tiểu đường không cần kiêng hoàn toàn đường mà chỉ cần giảm lượng nạp vào làm tăng cao glucose máu. Tuy nhiên có một vấn đề khi tiến hành thực tế là các loại đường tự nhiên lại thường chứa hàm lượng glucose cao khiến người bệnh khó kiểm soát đường huyết hoặc có thể gây ảnh hưởng tới chức năng chuyển hóa đường, chất béo và sử dụng insulin.

Do vậy, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và tìm ra những loại đường phù hợp giúp dễ dàng kiểm soát đường huyết và không gây kháng insulin hơn cho người bệnh tiểu đường. Chia làm 4 loại như sau:

Đường/Chất ngọt nhân tạo

Giải phấp chất tạo ngọt nhân tạo cho người tiểu đường.

Giải phấp chất tạo ngọt nhân tạo cho người tiểu đường.

Loại đường này được biết tới là chất ngọt không dưỡng chất, không chứa hoặc chỉ có rất ít năng lượng. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) và Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), có 6 loại đường nhân tạo được chứng nhận an toàn cho người bệnh tiểu đường là:

  • Aspartame
  • Acesulfame Potassium hay Acesulfame K
  • Saccharin
  • Sucralose
  • Neotame
  • Advantame

Độ ngọt của 6 loại chất làm ngọt nhân tạo trên dao động từ 200 cho tới 20.000 lần so với loại đường thông thường!

Đường rượu

Đường rượu có tự nhiên trong các loại thực vật, tuy nhiên các nhà sản xuất vẫn cần chế biến chúng trước khi sử dụng làm chất ngọt trong thức ăn.

Không giống như đường nhân tạo, các loại đường rượu bao gồm dưỡng chất và chứa lượng calo bằng một nửa tới một phần ba đường thông thường. Các loại phổ biến gồm:

  • Sorbitol
  • Mannitol
  • Xylitol
  • Erythritol
  • Maltitol
  • Isomalt
  • Lactitol
Đường rượu tự nhiên.

Đường rượu tự nhiên.

Cỏ Stevia

Cỏ ngọt Stevia có xuất xứ Nam Mỹ thường được công nhận an toàn cho bệnh nhân đái tháo đường. Tuy có độ ngọt cao gấp 200 đến 400 lần đường sucrose nhưng cỏ Stevia không chứa dưỡng chất nên được các nhà sản xuất sử dụng với vai trò đường thay thế trong rất nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Cỏ Stevia an toàn cho bệnh nhân đái tháo đường.

Cỏ Stevia an toàn cho bệnh nhân đái tháo đường.

Quả La Hán

Quả La Hán có độ ngọt thấp, phù hợp cho người tiểu đường.

Quả La Hán có độ ngọt thấp, phù hợp cho người tiểu đường.

Quả La Hán rất quen thuộc với người Đông Nam Á chúng ta có độ ngọt gấp đường thông thường là 150-250 lần. Giống với cỏ Stevia, dịch chiết quả La Hán không chứa dưỡng chất và được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận an toàn đối với người bệnh tiểu đường.

Qua bài viết trên hy vọng bạn đã có cái nhìn đúng hơn về tiểu đường với đường ăn, đồ ngọt và được trang bị thêm những kiến thức cơ bản về các loại đường an toàn để yên tâm sử dụng khi thèm đồ ngọt mà không làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://www.insutrix.com/

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33