Insutrix

Bệnh tiểu đường là một bệnh phổ biến tại Việt Nam và đang có dấu hiệu tăng lên đáng kể số ca mắc mới. Đặc biệt các ca bệnh phổ biến thường là đái tháo đường type 2. Ở dạng đái tháo đường này, người bệnh luôn phải đối mặt với nguy cơ biến chứng rất nguy hiểm. Sau đây hãy cùng chúng tôi hiểu rõ hơn về các biến chứng của bệnh tiểu đường.

  1. Các biến chứng mãn tính

Nhóm biến chứng này bao gồm các biến chứng sinh ra do hệ quả của đường huyết trong máu quá cao. Việc này dẫn đến các rối loạn chuyển hoá glucid, protid, lipid gây suy giảm chức năng và rối loạn các tạng. Có thể kể đến các biến chứng cụ thể như:

1.1. Biến chứng nhãn khoa

Hệ thống mao mạch đáy mắt rất dễ bị tổn thương và nhạy cảm với đường huyết. Khi đường huyết cao, hệ mao mạch này bị tổn thương, viêm, phù nghiêm trọng. Hệ quả của việc này dẫn đến suy giảm thị lực, đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp… Hầu hết các biến chứng trên đều là biến chứng không hồi phục. Vì vậy bệnh nhân cần có kế hoạch phòng ngừa các biến chứng mắt càng sớm càng tốt.

Biến chứng nhãn khoa thường không thể hồi phục.

Biến chứng nhãn khoa thường không thể hồi phục.

Một số cách để phòng ngừa sớm các biến chứng tiểu đường bao gồm:

  • Khám nhãn khoa định kì tối thiểu 6 tháng 1 lần
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện
  • Theo dõi sát các tính trạng bất thường của mắt và báo ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ
  • Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị thường xuyên để kiểm soát đường huyết

1.2. Các biến chứng tim mạch

Đây là những biến chứng phổ biến nhất và cũng nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường. Phổ biến nhất trong các biến chứng tim mạch liên quan đến tiểu đường thường gặp là rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp. Các biến chứng này thường đến như hệ quả của việc đường huyết quá cao gây xơ hoá và tổn thương thành mạch. Bệnh nhân thường chỉ phát hiện ra các biến chứng khi đã bước vào giai đoạn nặng. Tuy nhiên nếu bệnh nhân chú ý hơn tới tình trạng bệnh của mình thì việc phòng tránh là hoàn toàn có thể.

Hãy kiểm soát các chỉ số của cơ thể. Đặc biệt chú ý tới các chỉ số đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn, HbA1c, nồng độ lipid máu và chỉ số huyết áp. Đồng thời hãy tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ.

1.3. Các biến chứng về thần kinh

Nhóm biến chứng này thường xuất hiện rất sớm trên bệnh nhân đái tháo đường. Thường là kết quả của tổn thương các vi mạch màng não do nồng độ glucose huyết quá cao. Triệu chứng bao gồm các cảm giác tê bì, mất cảm giác thần kinh đầu chi, hay tiết mồ hôi và run tay chân… Bệnh nhân khi phát hiện các biến chứng này cần tham khảo ý kiến điều trị bổ sung từ bác sĩ hoặc dược sĩ. Đồng thời kết hợp chế độ ăn, theo dõi tình trạng bệnh và sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ cân bằng như Insutrix.

Sản phẩm viên uống bổ sung Insutrix từ thảo dược cho người tiểu đường

Sản phẩm bổ sung Insutrix từ thảo dược ngăn ngừa biến chứng cho người tiểu đường

1.4. Biến chứng thận và lọc máu

Đường huyết cao cũng đặc biệt nguy hiểm với hệ thống vi mạch cầu thận. Việc này trực tiếp ảnh hưởng tới quá trình lọc máu và tái hấp thu tại thận. Nếu tình trạng  này diễn ra lâu dài, bệnh nhân có thể bị suy thận không hồi phục.

Hãy luôn kiểm soát chế độ ăn và theo dõi chức năng thận. Tập trung chế độ ăn ít muối, ít đạm và ít các chất mỡ. Đồng thời luôn uống nhiều nước và các sản phẩm thảo dược kích thích lợi tiểu.

1.5. Biến chứng viêm và nhiễm trùng

Lượng đường trong huyết cao sẽ tạo ra môi trường dinh dưỡng lý tưởng trong máu cho các loại vi khuẩn. Từ đó dễ dẫn đến các nhiễm trùng, đặc biệt là các nhiễm trùng sâu và nhiễm trùng toàn thân. Các tình trạng viêm này thường xảy ra bất ngờ và có triệu chứng vô cùng khó lường.

Làm sao để phòng tránh các biến chứng trên? Ngoài việc theo dõi tốt các chỉ số đường huyết, bạn cần luôn giữ cơ thể sạch sẽ. Đặc biệt chú ý tới các vùng dễ nhiễm khuẩn như đường tiết niệu, răng miệng… Nếu gặp các triệu chứng nhiễm trùng sớm như sưng, nóng, đỏ, sốt, cơ thể có mùi, tiểu tiện có máu… Hãy gặp ngay bác sĩ và dược sĩ để được tư vấn kịp thời.

  1. Nhóm các biến chứng cấp tính

Nhóm các biến chứng này thường xảy ra rất đột ngột và không có triệu chứng cụ thể. Chúng khá nguy hiểm và có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc nếu không được chữa trị kịp thời.

2.1. Tụt đường huyết

Bệnh tiểu đường là do đường huyết quá cao trong máu.

Bệnh tiểu đường là do đường huyết quá cao trong máu.

Tuy nhiên nếu bệnh nhân kiêng khem quá mức hoặc sử dụng thuốc hạ đường huyết quá mức sẽ gây tụt đường huyết. Thể hiện ở chỉ số đường huyết xuống sâu dưới 3,6 mmol/l. Các dấu hiệu tụt đường huyết có thể là:

  • Đói cồn cào
  • Cơ thể uể oải và mệt mỏi
  • Bủn rủn chân tay, run
  • Mắt mờ, choáng váng
  • Toát mồ hôi
  • Lạnh, tim đập nhanh
  • Có thể ngất nếu tình trạng nặng

Khi gặp các tình huống trên, hãy lập tức cung cấp thức ăn ngọt, đường hoặc sữa cho bệnh nhân. Kiểm tra đường huyết sau 15 phút. Khi bệnh nhân đã ổn định, duy trì chế độ ăn trước đó và tham khảo bác sĩ về cách điều chỉnh thuốc.

2.2. Hôn mê

Đây là một biến chứng cấp tính vô cùng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Bệnh nhân thường hôn mê do các tác động của đường huyết lên thần kinh và hệ mạch. Biến chứng này thường đến rất bất ngờ và không có nhiều dấu hiệu báo trước. Chỉ số đường huyết lúc này của bệnh nhân thường rất thấp.

Hôn mê là một trong những biến chứng nguy hiểm.

Hôn mê là một trong những biến chứng nguy hiểm.

Để phòng tránh các biến chứng hôn mê, bệnh nhân cần được kiểm soát đường huyết một cách thường xuyên. Đồng thời chăm sóc cơ thể và phòng tránh các nhiễm khuẩn, chấn thương. Các bệnh nhân cũng cần được nghỉ ngơi và tập luyện thể thao hợp lý. Đặc biệt kiểm soát stress và các yếu tố tâm lý tiêu cực.

  1. Tổng kết

Như vậy, đối với bệnh tiểu đường, điều nguy hiểm nhất mà các bệnh nhân đối mặt là các biến chứng thức cấp của bệnh. Do đó việc tầm soát phòng ngừa biến chứng là điều nên thực hiện định kì ở các bệnh nhân đái tháo đường. Cùng với đó bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp một chế độ sinh hoạt và lối sống hợp lý. Nếu có thể hãy dùng thêm các chế phẩm bổ sung có nguồn gốc thiên nhiên để phòng ngừa biến chứng một cách an toàn nhất. Xem thêm về Insutrix, chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của Thạc sỹ Dược học Dương Thị Mộng Ngọc, Nguyên Giám đốc Trung tâm Sâm và Dược liệu TP Hồ Chí Minh có chứa phức hợp thảo dược gồm nghệ, mã đề, hoa hòe.

Sản phẩm Insutrix đã được nghiên cứu tiền lâm sàng và chứng minh tác dụng hạ đường huyết tương đương thuốc tây bởi PGS.TS Đỗ Thị Hồng Tươi và cộng sự tại trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://www.insutrix.com/

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33