Insutrix

Hạ đường huyết đột ngột tuy xảy ra không nhiều như tăng đường huyết nhưng lại là tình trạng cấp tính nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người. Do vậy, người bệnh cần nắm được những thông tin cơ bản về hạ đường huyết như sau để có biện pháp phòng ngừa và cấp cứu hiệu quả khi gặp phải.

  • Hạ đường huyết đột ngột và sự nguy hiểm

Hạ đường huyết là diễn ra khi nồng độ glucose trong máu giảm xuống dưới 3,9mmol/l (hay 70mg/dl). Thể hiện rõ hơn cả với trường hợp đường huyết giảm xuống dưới 3,0mmol/l.

Hạ đường huyết đột ngột gây nguy hiểm cho người bệnh.

Hạ đường huyết đột ngột gây nguy hiểm cho người bệnh.

Nhìn chung hạ đường huyết ít gặp ở người bình thường mà chủ yếu xuất hiện trên bệnh nhân đái tháo đường. Nghe thì khá mâu thuẫn do người bệnh đái tháo đường vốn là đối tượng có lượng đường huyết cao, tuy nhiên do trong quá trình điều trị, bệnh nhân đái tháo đường không nắm rõ tình trạng đường huyết hiện thời mà sử dụng quá liều insulin hoặc các thuốc điều trị khác, hay bỏ bữa hoặc vận động thể chất quá sức,… khiến hạ đường huyết đột ngột.

Kết quả là gây ra tình trạng lượng đường trong máu không cung cấp đủ cho hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể. Từ đó xảy ra sự trì trệ của các cơ quan đặc biệt là não bộ – nơi hoạt động phụ thuộc vào nguồn năng lượng duy nhất từ glucose. Nguy hiểm hơn, hạ đường huyết đột ngột có thể gây hôn mê sâu và lấy đi sinh mạng của người bệnh trong thời gian ngắn nếu không được cấp cứu kịp thời, đúng cách.

  • Dấu hiệu hạ đường huyết đột ngột ở bệnh nhân tiểu đường

Dấu hiệu của cơn hạ đường huyết đột ngột thường dễ nhầm lẫn với tình trạng “đói” ở trường hợp nhẹ, tuy nhiên dần dần mà thể hiện ở mức độ trầm trọng hơn. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Khát nước
  • Lạnh toát
  • Vã mồ hôi
  • Đói cồn cào
  • Run rẩy
  • Hồi hộp, tim đập nhanh, đánh trống ngực
  • Mặt mũi tái nhợt
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Mệt mỏi, mất tập trung
  • Khả năng tiếp nhận thông tin kém
  • Nói lắp
  • Nhìn lờ mờ, giảm thị lực

Dù vậy, đối với người bệnh đang sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp, suy tim,… thì các triệu chứng báo trước cơn hạ đường huyết thường mờ nhạt. Những bệnh nhân này có thể bất ngờ hôn mê hoặc co giật mà không hề có một dấu hiệu báo trước nào.

Dấu hiệu tim đập nhanh.

Dấu hiệu tim đập nhanh, hồi hộp.

Ngoài ra, cơn hạ đường huyết có thể diễn ra khi người bệnh đang ngủ. Vì vậy, nếu bạn tỉnh giấc mà thấy người đẫm mồ hôi, mệt mỏi nhiều hay cảm giác yếu ớt, không chút sức lực,… thì cần nghĩ ngay tới khả năng bị hạ đường huyết khi ngủ và nhanh chóng báo Bác sĩ để đưa ra các thay đổi và biện pháp đề phòng kịp thời.

  • Cấp cứu khi gặp cơn hạ đường huyết đột ngột

Khi gặp dấu hiệu của cơn hạ đường huyết như kể trên, người bệnh cần lập tức tìm ăn tạm kẹo, bánh ngọt, uống sữa hoặc nước đường. Sau đó nghỉ ngơi, ăn thêm hoa quả hoặc đồ ăn uống khác.

Có thể uống nước đường ngay khi có dấu hiệu hạ đường huyết.

Có thể uống nước đường ngay khi có dấu hiệu hạ đường huyết.

Còn đối với trường hợp hạ đường huyết nặng, bệnh nhân đi vào hôn mê, không còn ý thức thì người nhà không được cố ép bệnh nhân uống, nuốt chế phẩm đường – sữa vì có khả năng gây nghẹn, tắc đường hô hấp. Khi đó đưa bệnh nhân tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được y bác sĩ truyền dung dịch glucose hoặc tiêm tĩnh mạch dung dịch ngọt ưu trương tùy vào tình trạng cụ thể.

Về mặt thuốc điều trị, người bệnh nên tạm dừng các thuốc đái tháo đường bao gồm cả insulin đang sử dụng, thông tin tới Bác sĩ phụ trách và khám lại nhằm đánh giá tình trạng đường huyết và liều lượng thuốc điều trị cho phù hợp.

  • Biện pháp phòng ngừa cơn hạ đường huyết cho người tiểu đường

a, Về lối sống, sinh hoạt

  • Bệnh nhân đái tháo đường cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng. Tuyệt đối không bỏ bữa, không loại bỏ hoàn toàn đường/tinh bột khỏi khẩu phần ăn vì sợ đường huyết lên cao. Thay vào đó, bệnh nhân nên chia nhỏ bữa lớn làm nhiều bữa trong ngày, ăn thêm bữa phụ trước khi vận động thể chất hoặc lúc cảm thấy có các dấu hiệu báo động cơn hạ đường huyết.
  • Cần luôn đề phòng, mang sẵn kẹo, bánh ngọt theo người khi đi ra ngoài hoặc để sẵn gần giường giúp nhanh chóng xử trí khi cơn hạ đường huyết ập tới.
  • Thông báo với người nhà hoặc đồng nghiệp về tình trạng của bạn cũng rất quan trọng. Điều này giúp người khác nhận biết, hỗ trợ giúp đỡ khi bạn rơi vào tình trạng hạ đường huyết đột ngột mà không còn khả năng tự chống chọi.

b, Về tuân thủ điều trị y khoa

  • Cần kiểm tra đường huyết định kỳ, thường xuyên để đánh giá đúng sự thay đổi lượng đường trong máu và giúp bác sĩ đưa ra điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp với từng thời kỳ.
  • Dùng thuốc và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị đái tháo đường đúng liệu lượng, đúng giờ.
  • Không tự ý mua và sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng hay tự tăng giảm liều khi chưa có sự tư vấn của chuyên gia y tế.
  • Ghi lại các phản ứng của cơ thể mỗi khi gặp tình trạng hạ đường huyết để y bác sĩ đánh giá mức độ tiến triển và nâng cao biện pháp đề phòng những triệu chứng trầm trọng hơn.

Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, thường xuyên

Do tính chất đặc thù về thành phần và tác dụng dược lý, thuốc Tây có nguy cơ gây cơn hạ đường huyết đột ngột cao hơn sản phẩm hỗ trợ điều trị đái tháo đường nguồn gốc dược liệu. Người bệnh tiểu đường có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm có tác dụng kiểm soát đường huyết hiệu quả nhưng có tác dụng êm diu, từ từ để đảm bảo mục tiêu điều trị lẫn an toàn sức khỏe.

Hiện nay trên thị trường có sản phẩm Insutrix mang thành phần gồm ba loại thảo dược quý, được chứng minh tiền lâm sàng tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cho hiệu quả hạ đường huyết tương đương thuốc Tây nhưng đồng thời giúp hạ đường huyết nhẹ nhàng, hạn chế tối đa nguy cơ tụt đường huyết đột ngột. Có thể nói, Insutrix là lựa chọn hiệu quả và an toàn cho người bệnh tiểu đường.

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com

Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33