Điểm danh biến chứng tiểu đường đáng lo nhất
Biến chứng tiểu đường hầu hết đến từ việc không kiểm soát tốt mức độ đường huyết trong cơ thể. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến những hậu quả khôn lường của bệnh tiểu đường. Sau đây hãy cùng chúng tôi điểm danh top 5 biến chứng tiểu đường phổ biến và nguy hiểm nhất.
Tổng quan về biến chứng tiểu đường
Biến chứng tiểu đường hầu hết là hệ quả của việc đường huyết tại các cơ quan quá cao. Điều này kéo theo một loạt các rối loạn chuyển hóa khác của cơ thể. Nơi bị tổn hại nặng nề nhất là hệ thần kinh và hệ thống mạch máu. Cuối cùng lan dần tới các bộ phận chuyên trách khác. Cụ thể là trên tim, mắt, thận, thần kinh, ngoài da và rất nhiều cơ quan khác.
Vì vậy, mục tiêu hàng đầu trong điều trị tiểu đường không chỉ là giảm đường huyết mà còn là ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Phòng ngừa và ngăn chặn những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra bất cứ lúc nào với bệnh nhân tiểu đường.
Các biến chứng tiểu đường nguy hiểm nhất
Biến chứng tim mạch
Biến chứng tim mạch là kết quả gián tiếp của việc tăng đường huyết quá mức. Điều này dẫn đến rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tăng cholesterol xấu. Các chất có hại này chủ yếu tích tự tại thành cơ tim, thành mạch vành, thành động mạch. Gây ra các mảng xơ vữa, là nguyên nhân chính dẫn đến tai biến tim mạch.
Đây là biến chứng phổ biến nhất và nguy hiểm nhất của tiểu đường. Nguyên nhân là do biến chứng này tiến triển rất âm thầm. Một khi bệnh nhân có những triệu chứng lâm sàng thì bệnh đã vào giai đoạn nặng. Những triệu chứng lâm sàng thường gặp của bệnh là đau thắt ngực, mệt mỏi, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở,… Nguyên nhân tử vong chính của biến chứng này là đột quỵ, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực,… Chiếm tới 65% tổng số các trường hợp tử vong.
Việc điều trị sớm các biến chứng tiểu đường lên tim mạch là một trong những yêu cầu hàng đầu theo Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới.
Biến chứng thần kinh
Biến chứng thần kinh chiếm tới hơn 50% số ca được chẩn đoán. Trong đó triệu chứng phổ biến là các biến chứng thần kinh ngoại biên như tê bì chân tay, cảm giác kiến bò trên da… Đồng thời một số bệnh nhân còn gặp các biến chứng thần kinh như rối loạn nhịp tim, rối loạn tiêu hóa, bàn chân charcot.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ đường huyết cao tại các vi mạch thần kinh não, vi mạch thần kinh ngoại vi. Dẫn đến nguy cơ hoại tử, rối loạn chức năng, tổn thương dây thần kinh tại các vị trí này.
Một trong những hướng đi phổ biến để phòng biến chứng thần kinh là dùng kèm acid alpha lipoic trong quá trình điều trị. Cùng với đó, bệnh nhân nên tuân thủ chặt chẽ phác đồ của bác sĩ cũng như duy trì chế độ tập luyện và lối sống hợp lý.
Biến chứng mờ mắt
Sau đáy mắt có một lớp mô mỏng có vai trò quyết định độ nhạy thị lực, đó là võng mạc. Tại đây có một hệ thống vi mạch rất nhỏ nuôi dưỡng dây thần kinh thị giác và toàn bộ mắt. Đường huyết cao tại các vị mạch này là nguyên nhân dẫn đến những tổn thương võng mạc, suy giảm thị lực.
Biến chứng mờ mắt thường bắt đầu bằng những cơn đau nhức hốc mắt, kèm theo đó là thị lực bệnh nhân cũng bị giảm đi. Bệnh nhân thường mờ mắt, mỏi mắt, đồng thời xuất hiện những đốm đen lởn vởn trong tầm mắt. Nếu bệnh tiến triển xấu, bệnh nhân có thể gặp tình trạng xuất huyết hốc mắt, gây bóng tróc võng mạc, tệ hơn là gây mất thị lực, mù vĩnh viễn.
Biến chứng hoại tử đầu chi
Đầu chi đặc biệt là các chi dưới là nơi có mật độ phân bố mạch máu cực ít. Đồng thời đường huyết và rối loạn mỡ máu làm các mạch máu ở các vùng này trở nên kém lưu thông hơn. Điều này khiến các vết thương ở vùng đầu chi lâu lành dù chỉ là một vết xước nhỏ cũng dẫn đến viêm nặng. Đặc biệt việc không có máu nuôi dưỡng khiến các bộ phận ở đây có thể bị hoại tử, loét đầu chi.
Biến chứng này gây ra những đau đớn về thể xác tột cùng cho các bệnh nhân tiểu đường. Để phòng ngừa các biến chứng này, ngoài việc duy trì dùng thuốc theo phác đồ. Bệnh nhân nên có cho mình một chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý. Mục đích để tăng cường lưu thông khí huyết, đảm bảo cung cấp đủ máu cho các vùng cơ quan đầu chi.
Biến chứng thận do đái tháo đường
Lượng đường trong máu cao dẫn đến lượng đường trong nước tiểu được lọc cũng tăng theo. Cấu trúc sinh lý bình thường của màng lọc cầu thận không hỗ trợ để thích ứng với nồng độ đường cao như vậy. Do đó khi lượng đường tăng cao, màng lọc cầu thận và màng tái hấp thu tại ống thận bị tổn thương. Các tổn thương này thậm chí là tổn thương không hồi phục, dẫn đến suy thận. Suy thận tiến triển từ nhẹ đến nặng, ở thể nặng, chức năng thận có thể bị mất hoàn toàn.
Triệu chứng ban đầu của biến chứng thận thường là mệt mỏi, ngứa và dị ứng, tiểu đêm nhiều, nước tiểu có mùi hôi và màu vàng đậm. Nếu thấy những dấu hiệu trên, các bệnh nhân tiểu đường nên thực hiện các xét nghiệm sinh hóa máu để chẩn đoán xác minh.
Biến chứng này thường gặp ở các bệnh nhân mới được chẩn đoán đái tháo đường type 2 hoặc các bệnh nhân type 1 trên 10 năm.
Tổng kết
Như vậy, đối với bệnh tiểu đường, điều nguy hiểm nhất mà các bệnh nhân đối mặt là các biến chứng thức cấp của bệnh. Do đó việc tầm soát phòng ngừa biến chứng là điều nên thực hiện định kì ở các bệnh nhân đái tháo đường. Cùng với đó bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp một chế độ sinh hoạt và lối sống hợp lý. Nếu có thể hãy dùng thêm các chế phẩm bổ sung có nguồn gốc thiên nhiên để phòng ngừa biến chứng một cách an toàn nhất.
Xem thêm về Insutrix, sản phẩm được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của Thạc sỹ Dương Thị Mộng Ngọc, nguyên Giám đốc trung tâm Sâm và Dược liệu TP HCM, có chứa phức hợp thảo dược gồm: lá mã đề, thân rễ nghệ và hoa hòe, hiệp đồng tác dụng, mang lại hiệu quả vượt trội cho bệnh nhân tiểu đường so với việc dùng riêng lẻ các thảo dược. Insutrix đã được nghiên cứu tiền lâm sàng tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chứng minh tác dụng hạ đường huyết tương đương thuốc tây, lại an toàn, không có tác dụng phụ khi dùng lâu dài.
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://www.insutrix.com/
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào