Insutrix

Bệnh tiểu đường đặc biệt là tiểu đường type 2 đang ngày càng gia tăng với tỷ lệ chóng mặt tại nước ta. Bệnh nguy hiểm không phải do mức đường huyết hay nước tiểu có đường mà là do sự khó lường của các biến chứng. Bài viết sau sẽ cung cấp cho các bạn một góc nhìn tổng quát trong việc phòng ngừa các biến chứng tiểu đường.

1. Biến chứng tiểu đường là gì?

Biến chứng tiểu đường là các bệnh mắc kèm do hậu quả của việc mức glucose huyết quá cao. Các biến chứng phát triển mạnh trên cơ sở các rối loạn chuyển hoá, rối loạn nội tiết. Chúng thường được chia làm 2 nhóm chính gồm các biến chứng mãn tính và cấp tính. Thông thường hay gặp nhất đó là các biến chứng tim mạch, biến chứng thận, biến chứng nhãn khoa và thần kinh.

Biến chứng ở bàn chân người bệnh tiểu đường.

Biến chứng ở bàn chân người bệnh tiểu đường.

2. Làm sao để kiểm soát biến chứng do tiểu đường?

Việc kiểm tra các chỉ số bắt buộc như đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn, HbA1c với bệnh nhân tiểu đường là chưa đủ. Ngoài ra bệnh nhân cần liên tục định kì kiểm tra các chỉ số liên quan đến biến chứng. Có thể ví dụ như thăm khám sức khoẻ võng mạc, các chỉ số về mức lọc cầu thận hay huyết áp, mỡ máu.

2.1. Xét nghiệm HbA1c

Xét nghiệm này cực kì có hiệu quả trong việc giúp bác sĩ tiên lượng được hiệu quả điều trị sau 3 tháng. Chỉ số này có thể cung cấp một góc nhìn chính xác về lượng đường trong máu và mức đáp ứng insulin. Khác với các chỉ số liên quan đến nồng độ đường huyết nhất thời. Chỉ số HbA1c giúp chẩn đoán về tiên lượng bệnh trong 3 tháng gần nhất.

2.2. Kiểm tra số đo huyết áp

Hiện nay bệnh nhân hoàn toàn có thể tự đo huyết áp tại nhà với các thiết bị đo cầm tay điện tử rất tiện dùng. Thêm nữa bệnh nhân có thể kiểm tra các chỉ số này rất đơn giản tại các nhà thuốc hoặc mỗi khi đi khám bác sĩ. Vì vậy hãy liên tục theo dõi chỉ số huyết áp của bản thân. Đồng thời nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc dược sĩ về việc tiên lượng tình trạng bệnh thông qua chỉ số này.

Hãy đảm bảo duy trì một chế độ ăn ổn định phù hợp với người tiểu đường. Đồng thời liên tục tập luyện thể dục thể thao để tăng sức đề kháng, chống lão hoá và tăng nhạy cảm insulin. Việc này cực kỳ có ý nghiã đối với các bệnh nhân tiểu đường.

2.3. Kiểm tra mỡ máu thường xuyên

Các bệnh nhân đái tháo đường type 2 thường có cơ địa béo phì hoặc rối loạn chuyển hoá lipid. Do vậy các bệnh nhân thuộc nhóm trên cần liên tục cập nhật các chỉ số cholesterol và triglycerid máu định kì mỗi năm một lần.

Nên kiểm tra mỡ màu thường xuyên.

Nên kiểm tra mỡ màu thường xuyên.

Việc gia tăng nhanh và mạnh các chỉ số mỡ máu là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ biến chứng tim mạch ở mức báo động. Ngoài việc đo và kiểm tra định kì, bệnh nhân cần thường xuyên duy trì chế độ ăn ít béo và tránh xa các nguồn thực phẩm dầu mỡ, giàu cholesterol.

2.4. Kiểm tra võng mạc định kì

Song song với các biến chứng tim mạch, các biến chứng về mắt cũng rất thường thấy trên bệnh nhân tiểu đường. Nguyên nhân là do khi lượng đường trong máu tăng cao tập trung tại các vi mạch võng mạc. Các vi mạch này vô cùng dễ tổn thương, do vậy sẽ gây viêm, phù nề và sưng võng mạc. Hậu quả của quá trình này có thể dẫn đến giảm thị lực, nghiêm trọng hơn là mù loà vĩnh viễn.

Do đó bệnh nhân tiểu đường cần được thăm khám sức khoẻ nhãn khoa tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa mắt uy tín ít nhất 1 năm 1 lần.

2.5. Kiểm tra chức năng thận định kì

Đường huyết cao tại các vi mạch cầu thận gây tủa màng lọc, cản trở chức năng lọc cầu thận, gây viêm và phù nề hệ thống lọc cầu thận. Hậu quả là làm giảm lưu lượng dòng máu được lọc qua thận, gây ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình tái hấp thu tại cầu thận. Cuối cùng, các biến chứng này có thể dẫn đến suy thận không hồi phục, nghiêm trọng hơn có thể khiến bệnh nhân chỉ sống phụ thuộc vào chạy thận.

Kiểm tra chức năng thận định kỳ.

Kiểm tra chức năng thận định kỳ.

Do đó các bệnh nhân đái tháo đường cần được tuyên truyền về thăm khám sức khoẻ tiết niệu ít nhất 1 lần 1 năm. Nguy cơ bị các biến chứng thận có thể tăng cao hơn ở các bệnh nhân kèm theo tăng huyết áp. Các bệnh nhân này có thể phải thực hiện chế độ thăm khám 6 tháng 1 lần.

2.6. Kiểm tra các tổn thương thần kinh

Các tổn thương thần kinh chủ yếu đến từ nguyên nhân nồng độ đường trong máu cao gây viêm cục bộ các dây thần kinh và vi mạch thần kinh. Biến chứng này thường gặp tại các đầu chi, nơi tận cùng các dây thần kinh. Thường thể hiện ra ở tình trạng hoại tử đầu chi. Đồng thời bệnh nhân cũng có thể gặp các triệu chứng như tê bì, tiêu chảy, mất kiểm soát tiểu tiện. Bệnh nhân cần hết sức lưu ý với các biến chứng này. Chúng thường có triệu chứng rõ ràng ngay từ giai đoạn khởi phát. Vì vậy hãy đi khám bác sĩ ngay khi có những triệu chứng bất thường như đã nêu.

2.7. Kiểm tra răng miệng

Đường tích tụ nhiều trong máu cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh viêm nhiễm phổ biến. Đặc biệt răng miệng là nơi thường gặp các biến chứng đó. Bệnh nhân nên vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Đặc biệt vệ sinh sau ăn hoặc trước khi đi ngủ. Đồng thời để ngăn ngừa các biến cố bất lợi về răng miệng. Bệnh nhân nên đi khám nha khoa định kì 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và can thiệp các dấu hiệu bất thường. Song song với đó, bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa các thực phẩm nhiều đường và nhiều acid.

3. Tổng kết

Để việc điều trị mang lại hiệu quả cao, an toàn và lành tính. Bệnh nhân nên phối hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thiên nhiên có tác dụng đã được chứng minh lâm sàng. Các tác dụng của sản phẩm hỗ trợ cần được chứng minh tương đương so với một lượng thuốc tây cần thiết.

Về thành phần, bạn có thể quan tâm tới các thành phần như dây thìa canh lá to, cây mã đề, nghệ hoặc hoa hòe… Đây là những thành phần không khó tìm, đặc biệt đều mới được nghiên cứu tại Hoa Kỳ về hiệu quả trên bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Với việc chọn sản phẩm, bệnh nhân có thể tham khảo chế phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường Insutrix. Với các thành phần chiết xuất cao tinh khiết hoa hòe, mã đề, nghệ củ. Insutrix được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của Thạc sỹ Dược học Dương Thị Mộng Ngọc, Nguyên Giám đốc Trung tâm Sâm và Dược liệu TP Hồ Chí Minh

Sản phẩm Insutrix thảo dược trị tiểu đường.

Sản phẩm Insutrix thảo dược trị tiểu đường.

Sản phẩm Insutrix đã được nghiên cứu tiền lâm sàng và chứng minh tác dụng hạ đường huyết tương đương thuốc tây bởi PGS.TS Đỗ Thị Hồng Tươi và cộng sự tại trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.

Insutrix vừa có tác dụng hạ đường huyết, vừa giúp hạ cholesterol máu và ngăn ngừa biến chứng. Qua đó mang lại cuộc sống hạnh phúc, dồi dào sức khỏe cho bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://www.insutrix.com/

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33