Những Biến Chứng Đáng Sợ của Bệnh Tiểu Đường
Khi bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát tốt đường huyết trong cơ thể, những biến chứng đáng sợ từ có thể ập tới họ bất cứ lúc nào. Những biến chứng đó thường gây những hậu quả khó lường đến cuộc sống như: Mù lòa, trầm cảm, hoại tử mô, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Vậy, những biến chứng đó là gì? Tại sao những biến chứng đo xảy ra?… Sau đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc trên:
Tổng quan về biến chứng tiểu đường
Biến chứng tiểu đường hầu hết là hệ quả của việc đường huyết quá cao tại các cơ quan. Điều này dẫn đến một loạt các rối loạn chuyển hóa khác của cơ thể. Nơi bị tổn hại nặng nề nhất là hệ thần kinh và hệ thống mạch máu. Rồi lan dần tới các bộ phận chuyên trách khác. Cụ thể là trên tim, mắt, thận, thần kinh, ngoài da và rất nhiều cơ quan khác.
Vì vậy, mục tiêu hàng đầu trong điều trị tiểu đường không chỉ là giảm đường huyết mà còn là phòng ngừa và ngăn chặn những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra bất cứ lúc nào với bệnh nhân tiểu đường.
Các biến chứng mạn tính:
Tăng huyết áp
Tăng huyết áp là biến chứng tiểu đường hay gặp nhất, xuất hiện ở khoảng 64% bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Bệnh nhân tiểu đường khi xuất hiện tăng huyết áp đều làm cho tình trạng bệnh xấu đi rõ rệt: làm tỷ lệ bệnh lý mạch vành và đột quỵ tăng gấp 2 đến 3 lần so với người không bị tiểu đường. Ở bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1, tăng huyết áp là hậu quả của biến chứng thận. Ngược lại, ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, tăng huyết áp thường có trước khi bệnh nhân được chẩn đoán tiểu đường hoặc được phát hiện cùng lúc với tiểu đường cùng với các yếu tố nguy cơ tim mạch và chuyển hóa khác.
Theo quan niệm của Tổ chức Y tế Thế giới thì huyết áp tâm thu thấp hơn 120mg/Hg và huyết áp tâm trương thấp hơn 80 mmHg được xem là huyết áp tối ưu không gây hại cho sức khỏe.
Người bị tiểu đường kèm tăng huyết áp đa phần là do:
- Khó thở khi ngủ
- Ăn nhiều muối
- Stress
- Béo phì
- Thuốc
- Bệnh thận mãn tính, bệnh tuyến giáp hay cận giáp, mạch máu thận hoặc các bệnh lý khác…
Cơ chế tăng huyết áp của người bị tiểu đường tuýp 1 chủ yếu là: Đường huyết cao kéo dài tạo glycate hoá (AGE) tích tụ ở thận và gây tổn thương tăng tính thấm mao mạch, tăng Proteinkinase C. Chính chất này làm tăng yếu tố tăng trương nội mạc mạch máu và yếu tố tăng trưởng chuyển dạng Bêta. Từ đó, làm tăng chất đệm ngoại bào làm tăng mức độ lọc cầu thận, dẫn tới tăng áp lực cực lọc cầu thận. Tổn thương tiến triển làm tăng mất albumin gây tăng huyết áp.
Ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, cơ chế chủ yếu là do ảnh hưởng của kháng Insulin:
Tăng insulin trong máu kích thích tăng tái hấp thu Natri ở thận. Dẫn tới tăng 10% lượng Natri toàn cơ thể → tích tụ dịch ngoại bào → tăng huyết áp.
Tăng insulin trong máu làm tăng hoạt tính giao cảm ở hệ thần kinh giao cảm→tăng sức cản ngoại vi → tăng huyết áp.
Insulin tăng, kích thích giải phóng nitric oxide từ nội mạc mạch máu gây giãn mạch phụ thuộc nội mạc. Nhưng ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có tăng chất tự do và giảm sản xuất nitric oxide làm giảm khả năng giãn mạch, từ đó, gây tăng huyết áp.
Insulin kích thích tăng trưởng cơ trơn thành mạch → tăng trương lực động mạch → tăng sức cản ngoại vi → tăng huyết áp.
Insulin tăng vận chuyển canxi từ ngoài vào trong tế bào → tăng canxi nội bào → tăng phản ứng co mạch → tăng huyết áp.
Amylin là một chất được bài tiết cùng Insulin. Chất này kích hoạt renin, làm tăng sản xuất Angiotensin Insulin gây co mạch dẫn tới tăng huyết áp.
Ở bệnh nhân tiểu đường chất gây giãn mạch phụ thuộc nội mạc (Nitric oxid -NO) giảm → tăng trương lực mạch máu → tăng sức cản ngoại vi → tăng huyết áp.
Rối loạn lipid
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucid dẫn tới rối loạn chuyển hóa lipid. Điều này làm tăng nguy cơ tổn thương ở mạch máu. Nếu không điều trị kịp thời rối loạn chuyển hóa lipid ở bệnh nhân tiểu đường, sẽ làm xuất hiện sớm nhiều biến chứng khác, nhất là biến chứng về tim mạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ lối sống chưa lành mạnh: ít vận động, ăn nhiều chất béo và đồ ngọt, ăn ít rau, trái cây, uống rượu bia, hút thuốc, … Vì vậy, sống lành mạnh có vai trò quyết định trong việc phòng ngừa biến chứng này.
Rối loạn lipid thường diễn ra từ từ, đến khi xuất hiện biến chứng thì rất khó cải thiện. Vì vậy, bệnh nhân cần kiểm tra các chỉ số lipid máu định kỳ, ít nhất 1 năm 1 lần.
Rối loạn lipid ở người tiểu đường sẽ dẫn tới hậu quả cuối cùng là xơ vừa động mạch và tắc mạch.
Cơ chế gây ra xơ vữa động mạch ở đây là:
- Đường huyết tăng tạo điều kiện xảy ra viêm mạch máu. Đường huyết cao trong thời gian dài sẽ gây tổn thương và viêm thành mạch, tạo tiền đề cho sự hình thành mảng cơ, vữa và cứng thành mạch.
- Tăng LDL máu làm tăng thấm LDL vào nội mạc mạch máu. Tại đó LDL dễ bị oxy hóa hơn vì trong máu có các chất chống oxy hóa như vitamin C. LDL oxy hóa gây cảm ứng các tế bào nội mạc mạch máu tạo ra các phân tử kết, các yếu tố hóa ứng động dương đối với bạch cầu và các yếu tố gây biệt hóa đpại thực bào.
Qua trung gian các phân tử kết dính, các monocyte đang lưu hành trong máu đến bám vào nội mạc mạch máu rồi đến thường trú tại lớp nội mạc trở thành đại thực bào. Sau đó thu nhận cholesterol để biến thành tế bào bọt.
Các yếu tố gây biệt hóa tế bào kích thích sự tăng sinh các tế bào cơ trơn mạch máu. Từ đó tăng tổng hợp các sợi collagen. Đồng thời các yếu tố hóa ứng động thu hút thêm nhiều đại thực bào trong máu đến vị trí tổn thương. Từ đó hình thành mảng xơ vữa.
Bạn có thể hiểu đơn giản như sau: Rối loạn lipid làm tăng sự lắng đọng mỡ vào thành mạch Các loại mỡ xấu: Cholesterol toàn phần, TG, LDL-c là nguyên nhân gây xơ vữa mạch máu. Khi mỡ lắng đọng tại thành mạch, nội mạc mạch máu bị tổn thương, lâu dần phát triển thành mảng xơ vừa khiến mạch máu xơ cứng, lòng mạch máu hẹp dần.
Cơ chế gây tắc mạch: Các mảng vữa lớn là nguyên nhân chính gây tắc mạch. Nếu tắc mạch máu ở chi có thể gây hoại tử chi. Nếu tắc động mạch tim sẽ xuất hiện cơn đau ngực, nhồi máu cơ tim, nghiêm trọng hơn là đột tử. Nếu tắc động mạch cung cấp máu cho não, nguy cơ cao sẽ gây đột quỵ, liệt nửa người, hôn mê.
- Các biến chứng mạch máu nhỏ và chăm sóc bàn chân: bệnh mắt, răng
Bệnh thận do tiểu đường:
Bệnh thận do tiểu đường là những tổn thương cầu thận thứ phát do tiểu đường. Ngoài ra, còn có tổn thương ở ống thận, hoại tử đài thận, bệnh lý thần kinh bàng quang. Thường xuất hiện từ năm thứ 10 ở những người tiểu đường tuýp 1.
Đây là biến chứng điển hình ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1. Thường xuất hiện ở những người trẻ bị tiểu đường. Biến chứng này làm thời gian sống của bệnh nhân giảm nhiều nếu không được điều trị hiệu quả.
Trong đó, insulin là yếu tố nguy cơ chính gây phát triển biến chứng này. Ngoài ra, tăng huyết áp cũng là nguyên nhân.
Cơ chế gây biến chứng này là: Đường máu cao trong thời gian dài, và những hormone đối kháng insulin làm tăng lọc và tăng áp lực ở cầu thận. Lâu dần gây xơ hóa cầu thận.
- b) Bệnh võng mạc do đái tháo đường:
Bệnh nhân bị tiểu đường trên 10 năm có tới 80% nguy cơ mắc biến chứng này. Nguyên nhân là do đường máu cao làm tăng dòng máu qua mao mạch. Lâu dần, sẽ gây những tổn thương tại các mạch máu ở mắt. Dẫn đến những biến chứng ở võng mạc người bệnh. Trong đó, insulin là yếu tố nguy cơ chính gây phát triển biến chứng này ở những ngưởi tiểu đường tuýp 1.
Ngoài ra, người bị tiểu đường có nguy cơ mắc một số bệnh về mắt khác: Khi rối loạn lipid, nếu cholesterol máu tăng đến 4 g/L sẽ dần dần lắng đọng ở một số vùng ngoại mạch gây ra các triệu chứng sau:
(1) Vòng giác mạc: thường tròn và có màu trắng, xuất hiện sớm và rõ ràng.
(2) Ban vàng mí mắt: xuất hiện beta – caroten (vitamin A) màu vàng và các este cholesterol ở góc trong của mí mắt trên hoặc dưới.
- c) Bệnh thần kinh do tiểu đường: tầm soát trầm cảm, lo âu, rối loạn ăn uống
Dây thần kinh khắp cơ thể có thể bị tổn thương vì lượng đường trong máu cao. Vĩ vậy, cần được đánh giá về bệnh thần kinh ngoại biên tại thời điểm bắt đầu được chẩn đoán ĐTĐ típ 2 và 5 năm sau khi chẩn đoán bệnh tiểu đường típ 1, sau đó ít nhất mỗi năm một lần.
Các triệu chứng của đau dây thần kinh tùy vào các dây thân kinh bị ảnh hưởng. Từ đau, tê tứ chi đến các vấn đề về mạch máu, tim, tiêu hóa, tiết niệu. Nặng có thể gây tử vong.
Nếu đau dây thần kinh ngoại biên, bạn có thể đọc tham khảo d) Biến chứng ở chân.
Nếu đau dây thần kinh tự chủ, có thể gây ra: hạ đường huyết không nhận thức, nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón, tiêu chảy, liệt nhẹ dạ dày, liệt dương ở nam giới, âm đạo bị khô ở phụ nữ, tụt huyết áp mạnh khi đứng dậy sau khi ngồi hoặc nằm, tăng nhịp tim,…
Nếu đau thần kinh thắt lưng cùng, bạn sẽ thấy: đột ngột đau ở đùi, mông hoặc hông, yếu và teo cơ bắp đùi, khó đứng dậy sau khi ngồi, giảm cân không chủ ý,…
Một số biến chứng khác do đau dây thần kinh như: Liệt một bên mặt, đau 1 phần ở chân, đau ngực hoặc đau bụng, yếu tay,…
- d) Biến chứng ở chân
Dấu hiệu dây thần kinh bị tổn thương rõ rệt nhất là ở chân và bàn chân. Như tê, giảm cảm giác đau, cảm giác ngứa, ran hoặc nóng. Có thể đau khi đi bộ. Cơ bắp yếu đi gây khó khăn trong vận động. Nghiêm trọng hơn là viêm loét, nhiễm trùng, dị tật, đau khớp xương.
- Các biến chứng tim mạch: bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim, đột quị, bệnh mạch máu ngoại vi.
Đây là biến chứng tiểu đường phổ biến hàng đầu. Đây là biến chứng nguy hiểm, nên luôn được các bác sĩ theo dõi kỹ lưỡng.
Nguyên nhân chủ yếu của biến chứng này đến từ sự rối loạn chuyển hóa đường và cholesterol. Từ đó dẫn đến tích tụ mỡ xấu tại thành mạch, đặc biệt tại mạch vành và động mạch như đã đề cập phía trên. Hậu quả là tim không được cung cấp đủ máu, thậm trí tắc mạch gây nên những cơn đau tim cấp, đột quỵ.
Ngoài ra, tăng huyết áp khi bị tiểu đường cũng là yếu tố gây các biến chứng tim mạch. Tăng huyết áp có thể gây phì đại tế bào cơ tim, xơ hóa cơ tim, rối loạn nhịp tim, nhooig máu cơ tim,…
- Các biến chứng khác: Nhiễm ceton acid, hoại tử mô do tiêm insulin sai cách,…
- Các biến chứng cấp tính
- Tụt đường huyết
Nếu bệnh nhân tiểu đường kiêng khem quá mức hoặc sử dụng thuốc hạ đường huyết quá mức sẽ gây tụt đường huyết (chỉ số đường huyết xuống sâu dưới 3,6 mmol/l). Các dấu hiệu tụt đường huyết có thể là:
- Đói cồn cào
- Cơ thể uể oải và mệt mỏi
- Bủn rủn chân tay, run
- Mắt mờ, choáng váng
- Toát mồ hôi
- Lạnh, tim đập nhanh
- Có thể ngất nếu tình trạng nặng
- Hôn mê
Đây là một biến chứng tiểu đường cấp tính vô cùng nguy hiểm. Nguyên nhân thường do các tác động của đường huyết lên thần kinh và hệ mạch. Cụ thể là: do quá liều insulin hoặc thuốc hạ đường huyết, tăng đường huyết vì thiếu insulin nghiêm trọng, nhiễm toan lactic,… Biến chứng này hay đến rất bất ngờ và không có nhiều dấu hiệu báo trước. Lúc này, chỉ số đường huyết của bệnh nhân thường rất thấp.
- Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường.
Thực hiện tốt các biện pháp không dùng thuốc là lựa chọn hàng đầu. Với các trường hợp đường huyết cao, hoặc xuất hiện dấu hiệu nguy hiểm nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ.
Các biện pháp không dùng thuốc:
- Nếu bị béo phì: nên áp dụng chế độ ăn giảm cân: ít đường, ít mỡ, nhiều đạm, xơ rau quả trái cây.
- Nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật hơn là các loại thịt heo, bò, gà,..
- Không nên ăn quá ngọt ngay cả khi không bị tiểu đường
- Hạn chế ăn mỡ động vất và dầu dừa. Tốt nhất dùng dầu ô-liu, dầu của các loài thực vật khác (đậu nành, mè, hướng dương,…)
- Ngưng hoặc hạn chế uống nhiều rượu
- Bỏ hẳn hút thuốc lá và tránh tối đa môi trường có khói thuốc lá
- Giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định. Tránh căng thẳng, xúc động, lo âu
- Rèn luyện thân thể thường xuyên: Tập thể dục, nhưng k nên gắng sức
Biến chứng tiểu đường vô cùng nguy hiểm. Nó có thể đến với bệnh nhân tiểu đường bất cứ lúc nào. Nhưng nếu bạn để ý đến lối sống lành mạnh và sử dụng các chế phẩm hỗ trợ từ thiên nhiên, chúng tôi tin chắc biến chứng tiểu đường sẽ rời xa bạn.
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://www.insutrix.com/
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào