Insutrix

Khi nhắc đến thực phẩm người tiểu đường type 2 cần tránh xa, chúng ta thường nghĩ tới những danh sách liệt kê dài dòng mỗi chỗ thêm một vài món, một vài loại quả khiến người bệnh rối tung. Vậy thực chất cần phòng bao nhiêu loại là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân và với bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ được cơ chế và từ đó chủ động đánh giá, lựa chọn được thực phẩm phù hợp.

  • Bản chất của tiểu đường type 2

Trước hết chúng ta cần nắm được vai trò của insulin để hiểu rõ bản chất của bệnh tiểu đường type 2.

Trong cơ thể, insulin là hormone được các tế bào ß đảo tụy tiết ra có chức năng chính là điều hòa lượng glucose trong máu, bên cạnh đó, insulin cũng tham gia quá trình chuyển hóa chất béo và đạm. Insulin thực hiện chức năng điều hòa glucose máu thông qua các hoạt động:

  • Vận chuyển glucose và kích thích các tế bào trong cơ thể hấp thu glucose sinh năng lượng để phục vụ hoạt động sinh lý bình thường.
  • Tác động vào gan giúp tích trữ glucose dư thừa dưới dạng glycogen.
  • Ức chế enzym phosphorylase ngăn chặn quá trình phân giải glycogen thành glucose khi lượng đường huyết cao.

Tiểu đường type 2 là tình trạng bệnh lý thiếu insulin tương đối, do tế bào đảo tụy giảm khả năng sản xuất insulin đồng thời diễn ra sự kém nhạy cảm với insulin tại các tế bào hay còn gọi là kháng insulin.

Tiểu đường type 2 là tình trạng bệnh lý thiếu insulin tương đối

Tiểu đường type 2 là tình trạng bệnh lý thiếu insulin tương đối

Như vậy tại bệnh nhân tiểu đường type 2 vừa thiếu insulin về số lượng lại vừa kém trong chất lượng sử dụng insulin có sẵn. Kết quả là dù nhiều glucose nhưng lại không được sử dụng đúng chỗ và gây tích tụ tại máu làm tăng lượng đường huyết quá mức, đồng thời hình thành đường trong nước tiểu..

  • Nguyên tắc chống chọi với tiểu đường type 2

Từ việc nhận thức được bản chất của tiểu đường type 2 như trên, ta đi tới kết luận về nguyên tắc ăn uống chung cho bệnh nhân đái tháo đường như sau:

  • Nguyên tắc 1: Giảm lượng đường glucose nạp vào cơ thể
  • Nguyên tắc 2: Tăng cường ăn các thực phẩm làm tăng sự nhạy cảm với insulin
  • Nguyên tắc 3: Tránh xa các sản phẩm làm tăng khả năng kháng insulin, gây nhờn insulin cho cơ thể.

Nguyên tắc giảm lượng đường nạp vào cơ thể bệnh nhân tiểu đường type 2 thì hầu như ai ai cũng biết nhưng chắc hẳn không nhiều người từng nghe tới nguyên tắc 2 & 3 chứ chưa kể là thực hiện nó như thế nào.

  • Các nhóm thực phẩm tiểu đường type 2 cần tránh xa

Dựa trên nguyên tắc rút ra từ trên, khi xét các loại thực phẩm bệnh nhân tiểu đường type 2 cần tránh xa hoặc ít nhất là hạn chế sẽ có tổng cộng 7 nhóm như sau:

Nhóm 1: Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate

Carbohydrate được hiểu nôm na là bột đường, thủ phạm làm đường huyết tăng cao. Tuy nhiên carbohydrate vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi bữa ăn hoạt động sống của cơ thể nên việc cắt nó hoàn toàn khỏi khẩu phần ăn là điều không nên.

Vì vậy, người bệnh tiểu đường type 2 chỉ nên hạn chế thực phẩm chưa nhiều bột đường, như từ cơm, bánh mỳ, bún, phở,… Điều quan trọng nhất là chia làm nhiều bữa nhỏ ăn trong ngày và kết hợp cùng với các nguồn chất đạm và mỡ “tốt” để bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.

Giảm lượng đường glucose nạp vào cơ thể là nguyên tắc hàng đầu.

Giảm lượng đường glucose nạp vào cơ thể là nguyên tắc hàng đầu.

Nhóm 2: Trái cây có chỉ số Glycemic Index cao

Glycemic Index (thường được viết tắt là GI) là chỉ số đánh giá tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn các sản phẩm giàu bột đường. Một loại thực phẩm A có chỉ số GI cao tức là cơ thể hấp thu glucose rất nhanh từ thực phẩm đó. Diễn đạt dễ hiểu hơn là sau khi bạn ăn loại thực phẩm A này, lượng glucose máu sẽ tăng vọt nhanh chóng. Tương tự, nếu có chỉ số GI thấp đồng nghĩa thực phẩm B sẽ khiến cơ thể hấp thu và tăng glucose máu từ từ mà thôi.

Xét về trái cây thì hầu hết đều có chỉ số GI thấp, rất lành mạnh cho bệnh nhân đái tháo đường type 2. Tuy vậy, dưa lưới và dứa – hai loại quả quen thuộc của vùng nhiệt đới lại là trường hợp đặc biệt khi sở hữu chỉ số GI cao. Người bệnh đái tháo đường cần đặc biệt chú ý không ăn hai loại trái cây này và chuyển sang các loại hoa quả khác đề phòng đường huyết lên cao nhanh sau khi ăn.

Nhóm 3: Chất béo bão hòa và chất béo trans

Sở dĩ tên gọi hai loại chất béo này đều từ cấu trúc hóa học tương đối phức tạp để giải thích. Tuy nhiên bạn có thể hiểu rằng chất béo bão hòa là chất béo xấu do làm tăng cholesterol xấu của cơ thể (dạng LDL-C). Còn chất béo trans là chất béo chuyển hóa được tạo thành bằng cách hydro hóa dầu ăn khiến thực phẩm bảo quản được lâu dài hơn, trông đẹp mắt hơn.

Chất béo trans thường có ở đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, bỏng ngô, gà rán, bánh pizza, bánh ngọt, bánh quy, đồ nướng,… Đây cũng là chính là các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, bên cạnh đó, chất béo bão hòa còn tồn tại nhiều trong bơ sữa nguyên kem, phô mai thường, sữa tươi, thịt xông khói,….

Nhóm 4: Đường tinh luyện

Nhiều người tìm đến đường tinh luyện để thay thế cho chất béo bão hòa với mong muốn không làm tăng cholesterol xấu. Tuy nhiên họ lại không biết rằng, đường tinh luyện lại làm giảm cholesterol tốt (HDL-C) đồng thời làm tăng các loại acid béo khác. Kết quả là vẫn gây tác động tiêu cực đến chuyển hóa lipid và làm tăng khả năng kháng insulin của cơ thể.

Không sử dụng đường tinh luyện.

Không sử dụng đường tinh luyện.

Nhóm 5: Đồ uống chứa nhiều đường

Các loại đồ uống có thành phần bao gồm hàm lượng đường cao như nước tăng lực, một số loại coffee,.. rõ ràng có thể gây mất cân bằng lượng insulin cũng như đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Nhóm 6: Đồ ăn có nhiều muối

Dùng các món ăn, bánh kẹo hoặc các sản phẩm khác được sử dụng nhiều muối trong chế biến có thể làm tăng huyết áp. Điều này cực kì không tốt cho người tiểu đường type 2 vì khiến gia tăng và làm trầm trọng thêm các biến chứng của tiểu đường, đặc biệt về vấn đề tim mạch và chức năng của thận.

Chúng ta có thể cảnh giác nhờ kiểm tra độ mặn của thực phẩm thông qua thông số muối hoặc natri được ghi trên bao bì. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, mỗi người một ngày chỉ nên nạp vào khoảng 2,3g natri mỗi ngày, đây cũng là khuyến cáo chung cho toàn dân số trên thế giới.

Nhóm 7: Rượu và thức uống có cồn

  • Thứ nhất, bản thân nhiều loại bia rượu chứa lượng carbohydrate cao nên người tiểu đường type 2 cần hạn chế sử dụng.
  • Thứ hai, bia rượu làm giảm độ nhạy của tế bào đối với insulin, bao gồm cả insulin nội sinh của cơ thể bạn lẫn insulin được tiêm ngoài. Khiến việc kiểm soát nồng độ đường huyết khó khăn hơn và tình trạng kháng insulin của bệnh tiểu đường type 2 cũng trầm trọng hơn.
  • Thứ ba, nghiên cứu chỉ ra rằng bia rượu có liên hệ tới biến chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân sử dụng liệu pháp điều trị bằng insulin.
Cần tránh xa các loại rượu và thức uống có cồn.

Cần tránh xa các loại rượu và thức uống có cồn.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC), đối với cả những người bị tiểu đường và những người bình thường khác thì cũng chỉ nên uống tối đa một chén với nữ và hai chén với nam mỗi ngày.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau làm rõ lại bản chất của đái tháo đường type 2 để tìm ra các nguyên tắc trong ăn uống và các nhóm thực phẩm người tiểu đường cần tránh một cách đầy đủ. Qua bài viết này, hy vọng các bạn có thể tự tin nắm chắc cơ chế để chủ động nhận định món nào có thể ăn, món nào nên đẩy xa để không còn bỡ ngỡ trước mê trận danh sách thực phẩm tốt – xấu cho người tiểu đường type 2 tràn lan trên mạng hiện nay.

Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://www.insutrix.com/

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33