Thực hư chuyện chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường là sự rối loạn chuyển hóa của cơ thể. Khi đó cơ thể không sản xuất hoặc sử dụng được Insulin để chuyển hóa đường, tinh bột… trong thực phẩm. Biểu hiện là cơ thể không thể vận chuyển đường vào tế bào để cung cấp năng lượng. Bệnh tiểu đường type 2 là bệnh lý mãn tính, tiến triển và khởi phát âm thầm, không bộc lộ các triệu chứng lâm sàng rẩm rộ như tiểu đường tuýp 1. Vậy câu hỏi đặt ra là “Liệu có thể chữa được bệnh tiểu đường tuýp 2 hay không?”
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?
Ở một người khỏe mạnh, tuyến tụy giải phóng Insulin để giúp các tế bào của cơ thể và sử dụng đường từ thức ăn. Bệnh tiểu đường xảy ra khi một hoặc nhiều yếu tố sau:
- Khi tuyến tụy không sản xuất Insulin.
- Khi tuyến tụy sản xuất rất ít Insulin.
- Khi cơ thể không đáp ứng thích hợp với Insulin, một tình trạng gọi là “kháng Insulin”.
Không giống như những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn có thể sản xuất Insulin; tuy nhiên, lượng Insulin được tiết ra không đủ hoặc cơ thể không thể nhận ra Insulin và sử dụng nó đúng cách (kháng Insulin). Khi không có đủ Insulin hoặc Insulin không được sử dụng như bình thường, Glucose không thể đi vào tế bào của cơ thể và bị tích tụ lại trong máu, gây ra bệnh. Ngoài ra, vì các tế bào không nhận được Glucose cần thiết nên chúng không thể hoạt động bình thường.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Cho đến nay thì nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, có thể xác định được các yếu tố nguy cơ gây bệnh: Thừa cân, béo phì, ít vận động, chế độ ăn uống kém lành mạnh, di truyền và tuổi tác.
Với bệnh tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy thường sản xuất một số Insulin. Nhưng hoặc số lượng sản xuất là không đủ cho nhu cầu của cơ thể, hoặc các tế bào của cơ thể chống lại nó. Có hai yếu tố cơ bản đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường tuýp 2 là kháng Insulin và rối loạn nội tiết Insulin. Do đó bệnh tiểu đường tuýp 2 còn được gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc Insulin. Bệnh có tỷ lệ xảy ra ở những người có tiền sử gia đình mắc đái tháo đường cao hơn.
Kháng Insulin: giảm tác dụng của Insulin trong việc sử dụng glucose do giảm số lượng receptor ở tế bào hoặc giảm khả năng kết dính của Insulin với receptor. Ngoài ra, yếu tố béo phì (đặc biệt là béo bụng) hoặc ít hoạt động thể lực là các yếu tố nguy cơ có liên quan chặt chẽ với tình trạng kháng Insulin.
Triệu chứng điển hình
Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể tương tự như tiểu đường tuýp 1, nhưng thường mờ nhạt rất khó xác định. Đa số các trường hợp, triệu chứng thường âm ỉ, không rõ ràng. Vậy nên bệnh có thể xuất hiện từ rất lâu nhưng bệnh nhân lại không thể nhận biết được. Kết quả là, bệnh có thể diễn biến nặng hơn với những biến chứng đã phát sinh.
Để phát hiện bệnh tiểu đường tuýp 2 kịp thời, bệnh nhân nên lưu ý đến “5 nhiều”: ăn nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều, mệt nhiều. Tìm hiểu thêm về những biểu hiện sớm của bệnh tiểu đường, hãy đọc bài viết “…”
Bệnh tiểu đường có thể chữa khỏi hoàn toàn hay không?
Mặc dù hiện nay Y học hiện đại rất phát triển, nhưng vẫn chưa thể trả lời cho câu hỏi “Chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường tuýp 2, có hay không?”
Đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện nhưng cho đến nay, chưa có một phương pháp nào được công nhận là có thể trị khỏi hoàn toàn tiểu đường tuýp 2. Bởi nguyên nhân và cơ chế gây bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn còn phức tạp và chưa được làm rõ. Các nhà khoa học đã chỉ ra những yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường để giúp phòng tránh bệnh. Nhưng mối liên hệ giữa các yếu tố nguy cơ và phát bệnh thì vẫn còn là một câu hỏi ngỏ.
Như đã nêu trên, cơ chế bệnh sinh của bệnh tiểu đường tuýp 2 tuy đã được xác định. Tế bào beta đảo tụy cũng chưa bị tổn thương nặng nề như tuýp 1. Nhưng tất cả các phản ứng chuyển hóa đường, lipid, protein trong cơ thể đều bị rối loạn. Với sự tiến triển và khởi phát âm thầm, không bộc lộ các triệu chứng lâm sàng rẩm rộ như tiểu đường tuýp 1. Bệnh tiểu đường tuýp 2 rất khó để có thể phát hiện sớm và tế bào beta đảo tụy cũng rất khó để phục hồi lại như ban đầu. Vậy nên, bệnh tiểu đường tuýp 2 được xếp vào là bệnh mãn tính. Bệnh nhân không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể “chung sống hòa bình” với nó.
Có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên không thể phủ nhận được vai trò của bộ ba điều trị “thuốc – chế độ ăn – tập luyện” trong điều trị bệnh tiểu đường. Thế nhưng việc sử dụng thuốc tây lâu dài thì đáp ứng thuốc của cơ thể sẽ giảm. Khi đó muốn kiểm soát bệnh tốt thì cần phải phối hợp nhiều loại thuốc và phải tiêm Insulin. Dẫn đến việc gan, thận bị suy kiệt và bị ảnh hưởng bởi nhiều tác dụng phụ.
Thấu hiểu được nỗi lo lắng đó của bệnh nhân tiểu đường, v. Kết quả cho thấy
- Insutrix không thể hiện độc tính liều tối đa 10g/kg khi theo dõi trong vòng 72h và 7 ngày.
- Insutrix không tác động lên trọng lượng và đường huyết của chuột bình thường.
- Chuột bị gây tiểu đường bằng cách tiêm tĩnh mạch streptozotocin được chia thành các nhóm điều trị bằng Insutrix liều 250, 500, 1000 mg/kg, glibenclamid 5mg/kg và nhóm chứng. Kết quả sau 15 ngày điều trị:
- Các lô điều trị bằng glibenclamid 5mg/kg, Insutrix liều 1000mg/kg, 500mg/kg, 250mg/kg giảm lần lượt 47%, 51%, 24% và 54% so với thời điểm trước điều trị.
- Insutrix thể hiện tác động hạ đường huyết chậm hơn glibenclamid, tuy nhiên liều Insutrix 250mg/kg đã thể hiện tác động tương đương glibenclamid 5mg/kg.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một bệnh lý mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy không có cách điều trị đặc hiệu, nhưng bệnh nhân có thể tự kiểm soát bệnh. Chỉ cần tuân thủ bộ ba điều trị “thuốc – chế độ ăn – tập luyện” và sử dụng bổ sung thêm thảo dược Insutrix hằng ngày, việc kiểm soát và chung sống với bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ trở nên đơn giản hơn.
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://www.insutrix.com/
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào