Insutrix

Uống nhiều rượu với người bình thường đã bị hạn chế thì bệnh nhân tiểu đường có được uống rượu hay không? Tác hại của rượu với bệnh nhân tiểu đường nặng nề hơn so với một người bình thường như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây:

Ảnh hưởng của rượu đến bệnh nhân tiểu đường

Uống rượu bia gây hạ huyết áp đặc biệt nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường type 1

Uống rượu bia gây hạ huyết áp đặc biệt nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường type 1

  • Một lượng rượu trung bình sẽ làm tăng đường huyết, uống quá nhiều rượu lại gây hạ đường huyết do rượu ức chế quá trình giải phóng glucose tại gan vào máu. Điều này đặc biệt nguy hiểm với bệnh nhân tiểu đường type 1 và những bệnh nhân có tiền sử thường xuyên bị hạ đường huyết. Đặc biệt uống rượu còn gây ra các triệu chứng như đỏ mặt, nôn, tăng nhịp tim. Điều này có thể làm mờ đi cơn hạ đường huyết khiến bệnh nhân không nhận ra và bổ sung đường kịp thời.
  • Uống rượu kích thích thèm ăn nên nếu không kiểm soát thì sẽ dễ gây tăng đường huyết.
  • Có nhiều loại rượu lượng calo cao nên có thể gây tăng cân như bia và các loại rượu từ ngũ cốc (lúa mạch, gạo, ngũ cốc)
  • Rượu làm rối loạn chuyển hóa, tương tác với một số thuốc tiểu đường. Nếu bạn đang sử dụng thuốc tiểu đường nhóm sulfonylurea thì uống rượu sẽ gây hạ đường huyết bất thường. Bệnh nhân đang điều trị với Metformin nếu uống rượu sẽ tăng nguy cơ nhiễm toan lactate. Đây là tác dụng phụ hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng với các triệu chứng như suy nhược, ớn lạnh, khó thở, rối loạn nhịp tim,…
  • Tăng Triglyceride
  • Tăng huyết áp. Có khoảng 60-80% bệnh nhân tiểu đường bị cao huyết áp. Điều này làm tăng gấp 3 lần nguy cơ đột quỵ, đau thắt ngực, nhồi máu não. Kiểm soát huyết áp dưới 140/90mmHg là mục tiêu của bệnh nhân tiểu đường. Với những bệnh nhân mắc biến chứng thận do tiểu đường thì mục tiêu là dưới 130/80mmHg.
  • Uống nhiều rượu bia làm suy giảm chức năng gan tụy. Từ đó làm giảm khả năng sản xuất insulin của tế bào 𝛽 đảo tụy.
  • Uống rượu nhiều còn làm giảm trí nhớ khiến bệnh nhân hay quên thuốc tiểu đường. Nếu tình trạng này kéo dài đường huyết bệnh nhân sẽ thường xuyên dao động thất thường rất dễ mắc các biến chứng tiểu đường.

Gây nhiều tác hại với bệnh nhân tiểu đường nên rượu bia luôn được các bác sĩ khuyến cáo là hạn chế tuyệt đối. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp khó tránh khỏi bia rượu. Vậy uống bao nhiêu và uống như thế nào để giảm tối đa những ảnh hưởng của rượu bia đến sức khỏe của người tiểu đường?

Bị tiểu đường có uống rượu được không

Nếu bị tiểu đường nhưng chưa có biến chứng nguy hiểm đồng thời kiểm soát tốt đường huyết theo mức mục tiêu thì bạn có thể uống một lượng rượu thích hợp. Lượng rượu với một bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường 1 ngày được phép uống khoảng 20-25 gram tương đương 350ml beer, một cốc nhỏ rượu gạo khoảng 90ml, 1 ly rượu mạnh như whiskey, cognac hay 2 ly rượu vang. Tuy nhiên mỗi người đều có tình trạng bệnh khác nhau vì thế hãy hỏi ý kiến bác sĩ cho trường hợp của mình. Với những bệnh nhân đã từng trải qua 1 biến cố nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận, tai biến thì cần kiêng bia rượu tuyệt đối.

Có thể uống một lượng thích hợp nếu kiểm soát đương huyết tốt.

Có thể uống một lượng thích hợp nếu kiểm soát đường huyết tốt.

Nguyên tắc khi uống rượu với người tiểu đường

  • Uống rượu phải kèm thức ăn
  • Trước, trong và sau khi uống rượu nên uống nhiều nước. Điều này vừa giúp giảm lượng rượu uống, vừa giúp đào thải bớt sản phẩm chuyển hóa độc hại aldehyde ra khỏi cơ thể vừa bù lại nước cho cơ thể.
  • Uống chậm
  • Mỗi loại rượu có hàm lượng đường và calo khác nhau. Nếu phải uống rượu bạn nên chọn loại có hàm lượng đường và calo thấp nhất. Hạn chế các loại rượu  bia nhiều đường và calo như: rượu ngâm hoa quả (rượu táo mèo, rượu chuối, rượu ngâm long nhãn, rượu mơ, rượu sáp ong, rượu vang), rượu nếp, bia.
  • Không trộn rượu với soda, nước ngọt
  • Uống rượu kích thích thèm ăn do đó cần kiểm soát lượng thức ăn. Không ăn các loại thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, tinh bột. Chọn các loại thức ăn hấp, luộc, rau xanh (hải sản, cá tôm, thịt nạc, đậu phụ,…)
  • Không được uống rượu vào ban đêm trước khi đi ngủ vì rượu sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ. Từ đó tình trạng bệnh tiểu đường, mạch vành sẽ trở nên tệ hơn. Đồng thời khi bệnh nhân bị hạ đường huyết vào ban đêm sẽ dễ rơi vào tình huống nguy hiểm đến tính mạng.
  • Hãy nói với bạn là mình bị bệnh tiểu đường nên hạn chế uống rượu.
  • Kiểm tra đường huyết sau khi uống rượu và trước khi đi ngủ để đảm bảo mức đường huyết không dưới 100mg/dL. Nếu mức đường huyết trong khoảng 70-100 mg/dL hãy ăn một bữa phụ để không bị hạ đường huyết trong khi ngủ.
Nên bổ sung nước trước và sau khi uống rượu bia.

Nên bổ sung nước trước và sau khi uống rượu bia.

Mọi người đều biết uống nhiều bia rượu có hại cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có đủ dũng khí để từ chối những lời mời, để gạt đi những cám giỗ. Điều trị bệnh tiểu đường – một căn bệnh mạn tính đã là một gánh nặng kinh tế với nhiều gia đình. Nếu cộng thêm những tác hại của rượu bia vào thì thậm chí có thể khiến cho một gia đình kiệt quệ. Vì thế mỗi bệnh nhân tiểu đường hãy tự giác hạn chế bia rượu để bảo vệ sức khỏe của chính mình và đem lại hạnh phúc cho gia đình và xã hội.

Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://www.insutrix.com/

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33