Insutrix

90%-95% người bệnh chẩn đoán mắc tiểu đường là tiểu đường tuýp 2. Biến chứng gây ra thì vô cùng nguy hiểm: đột quỵ, mù lòa, hoại tử chi,… Tuy nhiên, bệnh lại tiến triển âm thầm tạo tâm lý chủ quan cho người bệnh. Dưới đây là 10 dấu hiệu mà bệnh nhân tiểu đường thường gặp phải:

 

  1. Khát và uống nhiều nước

Bình thường, khát nước có nghĩa là cơ thể chúng ta đang thiếu nước. Nhưng nếu khát nước quá mức là điều không bình thường và có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có mức đường huyết trong máu cao sẽ lấy nước từ các tế bào pha loãng đường có trong máu làm các tế bào trong cơ thể thiếu nước, kích thích não điều chỉnh cảm giác khát của cơ thể để bù nước. Vì nguyên nhân này mà bệnh nhân tiểu đường thường uống rất nhiều nước. Kết hợp cùng triệu chứng điển hình là tiểu nhiều của bệnh tiểu đường thì người bệnh càng cảm thấy khát và cần uống nhiều nước hơn.

 

  1. Tiểu nhiều

Việc khát nhiều, uống nhiều nước sẽ làm bệnh nhân buồn đi tiểu nhiều. Khát nhiều và tiểu nhiều như một vòng tròn bệnh lý ở bệnh nhân tiểu đường. Đi tiểu thường xuyên đặc biệt nhiều về đêm là dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường. Một số bệnh như: đái tháo nhạt, bệnh về thận,… cũng bị đi tiểu nhiều. Tuy nhiên, bệnh này có thêm các triệu chứng mắc kèm khác. Khi lượng đường huyết cao quá 160mg/dL, đường sẽ bị đào thải qua đường nước tiểu. Thận sẽ giảm tái hấp thu và tăng kéo nước từ ống thận để pha loãng nước tiểu khiến thể tích lượng nước tiểu tăng lên. Thận sẽ phải tăng sản xuất nước tiểu để loại bỏ bớt đường trong máu nên bệnh nhân tiểu đường sẽ có triệu chứng đi tiểu nhiều.

 

  1. Mau đói, thèm ăn

Tế bào hoạt động bình thường cần cung cấp năng lượng ATP. Năng lượng này được tạo ra từ phản ứng chuyển hóa glucose trong tế bào. Ở bệnh nhân tiểu đường, glucose thay vì vào trong tế bào bị tích tụ lại trong máu dẫn tới tế bào thiếu năng lượng để hoạt động. Điều này khiến bệnh nhân tiểu đường cảm thấy rất đói dù đã ăn uống đầy đủ. Trên thực tế, ăn uống nhiều chỉ làm cho lượng đường trong máu bệnh nhân cao hơn, giúp xóa tan tạm thời cơn đói và cảm giác này sẽ sớm quay trở lại.

Ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường có trong máu cao và cơ chế của cơ thể là tiết ra nhiều insulin để chuyển hóa đường vào trong cơ thể. Do cơ thể bị kháng insulin và insulin trong cơ thể lại có khả năng kích thích cảm giác đói, insulin càng nhiều thì cơ thể càng cảm thấy đói.

 

  1. Sút cân nhanh trong thời gian ngắn

Ăn uống làm tăng lượng đường trong máu nhưng tế bào lại không dung nạp được. Khiến cho glucose không tham gia được phản ứng chuyển hóa thành năng lượng cũng như lipid, protein. Lượng lipid và protein cung cấp từ thức ăn không bù lại được lượng thoái hóa để cung cấp năng lượng ATP cho hoạt động của tế bào. Tế bào thiếu năng lượng, cơ thể phải tăng cường thoái hóa chất béo để tạo ra năng lượng dẫn đến sụt giảm cân nhanh chóng.

 

  1. Thường xuyên mệt mỏi, uể oải

Đường ở trong máu mà không vào được tế bào. Phản ứng chuyển hóa tạo ATP bị đình trệ khiến cơ thể thiếu năng lượng cho hoạt động thường ngày. Mệt mỏi, uể oải là hệ quả tất yếu. Việc mất nước do đi tiểu nhiều cũng làm tình trạng mệt mỏi nặng hơn. Tình trạng kéo dài nhiều ngày dù đã được nghỉ ngơi thì bạn nên lưu tâm khi kèm theo các dấu hiệu khác.

 

  1. Tê bì chân tay

 Lượng glucose có trong máu cao gây khó khăn cho việc vận chuyển oxi và dinh dưỡng tới nuôi các tế bào thần kinh. Tế bào thần kinh bị suy yếu do tổn thương bao myelin của sợi dây thần kinh ngoại vi và giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng dây thần kinh. Bệnh nhân thường có cảm giác tê bì, kiến bò, kim châm, lạnh buốt hay bỏng rát. Bệnh phát triển nặng hơn làm cho mất cảm giác đau, không cảm nhận được nóng lạnh. Đây là biến chứng thần kinh ngoại vi do đái tháo đường gây ra.

 

  1. Các vết thương lâu lành hơn bình thường

 Nguyên nhân là do lượng đường có trong máu quá cao gây khó khăn cho các hoạt động của các tế bào bạch cầu có trong máu làm cho các vết thương hở trở nên lâu lành và thường bị nhiễm trùng hơn. Mặt khác,  tình trạng xơ vữa mạch máu khi bị bệnh tiểu đường dẫn tới hạn chế tuần hoàn máu đến vị trí tổn thương để cung cấp các yếu tố sửa chữa. Đặc biệt, khi bệnh nhân tiểu đường có những thương tổn ở bàn chân. Tổn thương thần kinh cảm giác làm phát hiện muộn cùng với việc chăm sóc xử lý tổn thương không tốt sẽ dẫn đến biến chứng hoại tử chân rất nguy hiểm.

 

  1. Thị lực kém, mắt đột nhiên mờ

 Lượng đường huyết cao sẽ dẫn đến nhiều biến chứng trên các cơ quan trong cơ thể trong đó có mắt. Biến chứng võng mạc xảy ra do tổn thương mạch máu ở võng mạc và tăng sinh tân dịch ở võng mạc và nhãn cầu. Đường huyết cao khiến mạch máu võng mạc bị xơ vữa dẫn đến dễ vỡ gây xuất huyết, thoát dịch. Tân mạch phát triển có đặc điểm giòn dễ vỡ nên khả năng xuất huyết cũng rất cao. Đây là nguyên nhân dẫn tới suy giảm thị lực, nhìn mờ. 

Khi bệnh nhân tiểu đường có dấu hiệu nhìn mờ tức là bệnh cũng đã phát triển một thời gian, đường huyết trong máu tăng cao liên tục trong thời gian dài. Tình trạng sẽ được cải thiện nếu kiểm soát đường huyết tốt. Tuy nhiên, nếu để tình trạng đường máu cao không kiểm tra trong thời gian dài, có thể dẫn tới mù lòa, không phục hồi.

 

  1. Hay bị nhiễm trùng, nhiễm nấm

 Do hệ thống miễn dịch bị ức chế và lượng đường trong máu cao làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể.

 

  1. Những bất thường trên da

 Da sạm đi với những vùng da tối màu. Biểu hiện với những vùng da sẫm màu, dày da đặc biệt ở những vùng nếp gấp như cổ, nách, háng, bên trong khuỷu tay, trên các ngón tay hoặc phía sau đầu gối. Tình trạng này khá phổ biến ở người mắc tiểu đường tuýp 2, do kháng insulin.

 ]Phổ biến nhất là tình trạng khô và ngứa da do nhiễm nấm men, cơ thể bị mất nước, biến chứng thần kinh làm giảm tiết mồ hôi hoặc tuần hoàn máu kém.

 \Khi cơ thể có những dấu hiệu trên, bạn đừng nên chủ quan mà nên đi kiểm tra sức khỏe. Phát hiện sớm bệnh sẽ kịp thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. 

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com

Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33