Insutrix

Đái tháo đường là rối loạn chuyển hóa mãn tính, do đó trang bị đầy đủ các kiến thức liên quan đến tiểu đường sẽ giúp bệnh nhân quản lý bệnh tại nhà tốt hơn. Tuy nhiên hiện nay vẫn có nhiều bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 có những lầm tưởng nghiêm trọng về insulin dẫn đến nhận thức sai lầm trong điều trị. 

Dưới đây là 12 lầm tưởng nghiêm trọng của bệnh nhân về insulin và đái tháo đường type 2 mà bạn cần biết:

  1. Cứ bị tiểu đường là phải dùng insulin

Insulin không phải là chỉ định duy nhất của bệnh tiểu đường nhưng phải nói đây chính là phát minh lịch sử vĩ đại dành cho bệnh nhân đái tháo đường. Với bệnh nhân tiểu đường type 1, tế bào đảo tụy – nơi sản xuất insulin bị phá hủy làm giảm hoặc mất chức năng sản xuất insulin. Do đó điều trị đái tháo đường type 1, insulin là chỉ định bắt buộc. 

Với bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2, cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng không đủ do rối loạn bài tiết hoặc tình trạng kháng insulin. Vì thế, thường với nhóm bệnh nhân mới mắc bệnh chức năng sản xuất insulin của tuyến tụy vẫn ở mức chấp nhận được thì sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc uống: sulfonylurea, glinide, nhóm ức chế DPP-4 (kích thích tuyến tụy sản xuất insulin), metformin, glucophage, glibenclamide (Diamicron),… Với những bệnh nhân tiểu đường type 2 lâu năm hoặc dùng thuốc uống hiệu quả hạ đường huyết không cao thì bệnh nhân sẽ phải sử dụng kết hợp với insulin hoặc chuyển sang dùng hoàn toàn insulin. 

Theo thống kê, trong tổng số người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường, có 14% người sử dụng insulin, 13% sử dụng insulin kết hợp với thuốc uống, 57% bệnh nhân điều trị hoàn toàn bằng thuốc uống và 16% còn lại kiểm soát bệnh qua chế độ ăn uống, vận động.

  1. Dùng insulin có nghĩa là đã “thất bại” điều trị

Đây chính là lầm tưởng lớn nhất của bệnh nhân đái tháo đường. Theo GS.BS Jim Crandall – Giám đốc đơn vị thử nghiệm lâm sàng tại trường đại học Y Albert Einstein, Bronx, New York – nhiều bệnh nhân mới mắc bệnh không hiểu biết cho rằng chỉ cần ăn kiêng, tập luyện cường độ cao có thể kiểm soát đường huyết. Họ bảo thủ không dùng thuốc điều trị để đường huyết tăng cao trong thời gian dài tạo điều kiện cho các biến chứng phát triển.

Mỗi bệnh nhân cần hiểu rằng, đái tháo đường là bệnh mãn tính tiến triển theo thời gian. Ngoài việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống, vận động hợp lý, nhu cầu sử dụng thuốc để kiểm soát đường huyết trong giới hạn cho phép là rất cần thiết. Với với bệnh nhân đái tháo đường type 2, khi bệnh tiến triển đến giai đoạn mà chỉ dùng thuốc uống không kiểm soát được đường huyết thì bệnh nhân sẽ cần phải sử dụng “insulin”. Đó không phải là “thất bại” điều trị mà là bước đi bắt buộc trong điều trị đái tháo đường. “Thất bại” chính là việc đường huyết cao không được kiểm soát dẫn đến các biến chứng của bệnh tiểu đường. 

  1. Đau đớn khi tiêm insulin

Hiện nay, các đầu mũi tiêm sử dụng tiêm insulin đều được thiết kế với đường kính rất nhỏ. Thiết kế này cho phép bệnh nhân tự tiêm ở nhà mà không hề gây đau buốt. Thậm chí, ngày nay các nhà khoa học đã phát minh ra Insulin dạng hít Afrezza tác dụng nhanh nhưng ngắn. Vì thế bệnh nhân không cần phải lo lắng, hay sợ sệt khi tự tiêm insulin tại nhà. 

  1. Insulin gây hạ đường huyết xuống mức nguy hiểm

Hạ đường huyết là tác dụng phụ thường gặp với bệnh nhân đái tháo đường tiêm insulin. Tuy nhiên hiếm khi đường huyết hạ xuống mức nguy hiểm vì bệnh nhân sẽ nhận ra các dấu hiệu của cơ thể khi đó: bủn rủn chân tay, đói, vã mồ hôi. Lúc này chỉ cần ăn 1-3 viên đường glucose, một cốc nước hoa quả, bánh,… là đường huyết của bệnh nhân sẽ trở lại bình thường.

  1. Insulin khó mang theo khi ra ngoài

Quan điểm này bây giờ đã quá lạc hậu vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại insulin với các dạng dùng khác nhau như: bút tiêm insulin (Humalog, Novolog, Lantus,…), bơm insulin (Unitma Willcare), Syringe,…. Các loại này đều có kích thước rất nhỏ gọn, tiện lợi cho mang theo khi đi xa nên nếu bạn có kế hoạch đi du lịch thì đừng lo lắng nhé. 

  1. Điều trị bằng thuốc uống tốt hơn insulin

Đây là một so sánh rất khập khiễng về hiệu quả của 2 loại thuốc trên. Việc sử dụng chúng trong điều trị không phụ thuộc thuốc nào mạnh hơn mà phụ thuộc vào tình trạng bệnh và đáp ứng của từng bệnh nhân. Có những bệnh nhân cơ thể không đáp ứng với thuốc tiêm phải chuyển sang dùng dạng uống và ngược lại. Ngược lại khi bệnh nhân không còn đáp ứng với thuốc uống thì phải tiêm insulin để kiểm soát đường huyết. 

  1. Insulin gây tăng cân

Thực tế khi insulin đưa từ ngoài vào trong cơ thể, nó sẽ đưa glucose máu vào trong tế bào tham gia các phản ứng chuyển hóa năng lượng ATP, tổng hợp lipid, protid. Tế bào sẽ không cần phải giáng hóa lipid và protid để lấy năng lượng hoạt động. Dần dần cân nặng của bệnh nhân sẽ hồi phục dẫn đến hiểu lầm insulin gây tăng cân.

  1. Người bệnh đái tháo đường type 2 không sản xuất được insulin

Nhận định này đúng trong trường hợp mắc bệnh thời gian dài thường trên 10 năm khi đó tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin. Tuy nhiên, thời gian đầu khi mới mắc bệnh hoặc nếu bệnh nhân kiểm soát tốt bệnh thì tuyến tụy vẫn có khả năng sản xuất insulin ở mức nào đó. 

Trên thực tế có những bệnh nhân bị tiểu đường 20 năm nhưng chức năng tuyến tụy vẫn được duy trì và họ chỉ cần dùng thuốc uống trong điều trị bệnh.

  1. Phải dùng đến insulin nghĩa là bệnh tiểu đường đang rất nghiêm trọng

Với tiểu đường type 1, dùng insulin là chỉ định đầu tay. Với tiểu đường type 2, đến giai đoạn phải dùng insulin tức là bệnh tiến triển nặng hơn và chức năng tuyến tụy suy giảm đáng kể và thường bệnh nhân đã có những triệu chứng biến chứng tiểu đường nhẹ. Tuy nhiên nếu việc dùng insulin giúp kiểm soát tốt đường huyết thì bệnh nhân cũng không nên quá lo lắng. Chỉ cần kiểm soát được đường huyết ổn định trong giới hạn cho phép cùng với kiểm soát huyết áp, mỡ máu ổn định bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể kéo dài tuổi thọ của mình. 

  1. Phải tiêm nhiều lần insulin trong ngày

Số lần tiêm insulin trong ngày phụ thuộc vào dạng dùng, tình trạng bệnh, mức độ vận động, chế độ ăn uống của mỗi bệnh nhân. Có một số bệnh nhân dùng dạng insulin tác dụng kéo dài chỉ cần tiêm 1 lần trong ngày nhưng cũng có những bệnh nhân phải kết hợp loại tác dụng nhanh sau ăn và tác dụng kéo dài. 

  1. Insulin là lựa chọn cuối cùng

Một số bệnh nhân cố gắng áp dụng tất cả các liệu pháp điều trị đái tháo đường khác trước khi tìm đến insulin nhưng hiệu quả hạ đường huyết không nhiều. Khi đường huyết dao động thất thường, tăng cao chính là cơ hội phát triển biến chứng tiểu đường. Những hậu quả từ biến chứng để lại thường nặng nề hơn nhiều so với việc bệnh nhân sử dụng insulin điều trị từ sớm để đạt được mức đường huyết mục tiêu. 

  1. Insulin phải sử dụng mãi mãi

Điều này không phải luôn đúng. Có một số trường hợp bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thể tạm thời cần insulin để kiểm soát bệnh. Ví dụ như khi mang thai, insulin không qua được hàng rào nhau thai nên được sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên sau thời gian đó, bệnh nhân có thể quay trở lại điều trị với thuốc uống. 

 

Hy vọng bài viết đã giúp được bệnh nhân tiểu đường nhận thức đúng hơn về việc sử dụng insulin trong điều trị bệnh. Mục tiêu kiểm soát đường huyết, huyết áp, mỡ máu để phòng ngừa biến chứng luôn là ưu tiên hàng đầu trong điều trị đái tháo đường cho dù bệnh nhân phải kết hợp nhiều loại thuốc. Hiện nay kết hợp đông tây y trong kiểm soát đường huyết đang là xu thế của y học hiện đại. Sự kết hợp này giúp giảm tác dụng phụ của thuốc tây y khi sử dụng lâu dài và hiệp đồng thêm tác dụng hạ mỡ máu, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường của các thảo dược.

 

Xem thêm: Thuốc tiểu đường dùng đông y hay tây y

Gắn link: Viên tiểu đường Insutrix – Hiệp đồng tác dụng của 3 dược liệu quý 

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com

Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33