Insutrix

Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học ở Thụy Điển và Phần Lan đã phân loại bệnh tiểu đường thành 5 loại, thay vì cách phân loại như hiện nay (tiểu đường type 1 và type 2, tiểu đường thai kỳ). Trong đó, nhóm 1 tương ứng với tiểu đường type 1, nhóm 4 và 5 giống với tiểu đường type 2. Nhóm 3 và 4 có thể được coi là những nhóm tiểu đường mới, nằm giữa type 1 và type 2.

Khám phá này được đánh giá là có giá trị, và sẽ ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và điều trị tiểu đường trong tương lai. Các nhóm bệnh với những đặc điểm di truyền khác nhau, lứa tuổi mắc khác nhau vì thế có thể nên được điều trị theo các phác đồ khác nhau. Ví dụ, người bệnh tiểu đường thuộc nhóm 3 và 4 có nguy cơ bị biến chứng ở mắt và thận cao hơn những nhóm khác nên được bảo vệ sớm hơn.

3 loại bệnh tiểu đường theo phân loại cũ

Theo phân loại cũ của Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ American Diabetes Association, tiểu đường được phân thành 3 loại khác nhau dựa theo nguyên nhân, cơ chế gây bệnh, triệu chứng bệnh và mỗi loại có phương pháp điều trị riêng. 

Bệnh tiểu đường type 1

Tiểu đường tuýp 1 là bệnh do thiếu insulin tuyệt đối. Insulin không được tiết ra do tế bào β đảo tụy bị phá hủy bởi các kháng thể bất thường (tự kháng thể) dẫn tới tăng glucose máu. Tiểu đường type 1 được cho là liên quan nhiều tới di truyền và các yếu tố môi trường (phơi nhiễm với các loại thuốc trừ sâu, diệt côn trùng, hóa chất,… hay nhiễm trùng, nhiễm virus,chấn thương). Có trường hợp bệnh tiến triển nhanh chóng khi khởi phát ở trẻ em dưới 15 tuổi, có trường hợp bệnh tiến triển chậm thường khởi phát ở những người trong độ tuổi từ 30~50 trong đó các tế bào β bị phá hủy chậm.

Trong cả 2 trường hợp của tiểu đường type 1, điều trị bằng liệu pháp tiêm insulin là bắt buộc vì không thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách uống thuốc.

Bệnh tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 là bệnh thiếu insulin tương đối, do rối loạn bài tiết insulin ở tuyến tụy và tình trạng đề kháng insulin của tế bào. Bệnh tiểu đường type 2 dễ khởi phát ở những người gia đình có gen di truyền về bệnh tiểu đường. Tình trạng thừa cân, chế độ ăn uống nhiều đường, tinh bột, lối sống ít vận động và căng thẳng kéo dài cũng tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Bởi vì đây là căn bệnh mà các triệu chứng cơ năng (ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhiều, tiểu nhiều, mệt nhiều) thường không xuất hiện hoặc xuất hiện muộn nên bệnh thường chỉ được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ. Điều trị bệnh tiểu đường type 2 phải kết hợp cả 3 yếu tố: điều chỉnh về chế độ ăn uống ít tinh bột, ít đường; tăng cường vận động và dùng thuốc uống hoặc tiêm insulin tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh. 

Bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ là bệnh mắc phải ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân do những thay đổi trong bài tiết hormone giúp thai nhi phát triển dẫn tới giảm tiết insulin và tăng đề kháng với insulin ở phụ nữ có thai. Tiểu đường thai kỳ có tỉ lệ mắc cao hơn ở những phụ nữ thừa cân, tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, sinh con quá to trong lần mang thai trước. Điều trị tiểu đường thai kỳ bắt đầu bằng việc điều chỉnh chế độ ăn kết hợp vận động mức độ nhẹ đến trung bình. Nếu mức glucose máu không hạ tới ngưỡng cho phép thì insulin là lựa chọn hàng đầu.

Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non, dị tật thai nhi, thai chết lưu trong tử cung, tiền sản giật nên cần kiểm soát chặt chẽ trong suốt thời kỳ mang thai. 

5 loại bệnh tiểu đường – hướng phân loại mới

Nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Trung tâm Đái tháo đường Đại học Lund, Bệnh viện Đại học Skane (Thụy Điển) và Viện Y học phân tử Phần Lan trên 14.775 người trưởng thành được chẩn đoán tiểu đường. Nghiên cứu phân tích các chỉ số xét nghiệm máu, chỉ số BMI, đặc điểm gen và các kháng thể tự miễn. Kết quả, các nhà khoa học đã phân biệt được tiểu đường ra thành 2 nhóm bệnh nhẹ và 3 nhóm bệnh nặng. Cụ thể như sau:

  • Nhóm 1: Bệnh tiểu đường dạng tự miễn dịch nặng (SAID), gặp ở  những người khỏe mạnh từ khi còn trẻ. Cơ thể họ không thể sản xuất ra insulin.
  • Nhóm 2: Bệnh tiểu đường dạng thiếu insulin nặng (SIDD), đối tượng ảnh hưởng tượng tự SAID, nhưng không phải do hệ miễn dịch.
  • Nhóm 3: Bệnh tiểu đường dạng kháng insulin nặng (SIRD), gặp ở những người thừa cân, những người đã kháng insulin nặng.
  • Nhóm 4: Bệnh tiểu đường nhẹ liên quan đến béo phì (MOD), cũng ảnh hưởng đến người béo phì, thừa cân nhưng có xu hướng phát triển sớm hơn. Bệnh có thể được kiểm soát bằng thay đổi lối sống kết hợp sử dụng thuốc metformin.
  • Nhóm 5: Bệnh tiểu đường nhẹ liên quan đến tuổi tác (MARD), hay gặp ở đối tượng người cao tuổi và cũng có thể được điều trị bằng cách thay đổi lối sống kết hợp sử dụng metformin. Đây là bệnh tiểu đường hay gặp nhất trong tất cả 5 loại nói trên. 

Các tác giả nhận thấy 5 loại bệnh tiểu đường trên đều có khác biệt về mặt di truyền, không có đột biến nào liên quan đến tất cả các loại bệnh. Điều này càng thêm khẳng định rằng 5 loại bệnh tiểu đường này không phải là các giai đoạn khác nhau của cùng một bệnh.

Cách phân loại tiểu đường mới giúp cá nhân hóa trong điều trị tiểu đường

Các tác giả trong nghiên cứu nhận định nhiều bệnh nhân tiểu đường đã không được điều trị thích hợp. Điều này gợi ý các bệnh nhân có thể được điều trị tốt hơn với cách phân loại bệnh tiểu đường mới. 

“Đây là bước đầu tiên để điều trị cá nhân hóa bệnh tiểu đường trên từng bệnh nhân, chẩn đoán và phân loại hiện tại bệnh tiểu đường là không đủ, và không thể dự đoán các biến chứng hoặc hướng điều trị trong tương lai”, giáo sư Leif Groop, tác giả chính nghiên cứu đến từ Đại học Lund cho biết.

Chẳng hạn, người bệnh tiểu đường thuộc nhóm 3 và 4 có nguy cơ bị biến chứng ở thận và mắt cao hơn những nhóm khác. Bệnh nhân tiểu đường nhóm 3 theo phân loại mới có khả năng suy thận cao nhất.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, chỉ một nghiên cứu này chưa đủ để dẫn tới những thay đổi trong hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường. Mặc dù kết quả nghiên cứu ấn tượng, nó mới chỉ dừng lại trên khảo sát các nhóm bệnh nhân tiểu đường ở Bắc Âu. Do đó, để kiểm tra tính đúng đắn của những phát hiện trên, các tác giả sẽ cần thêm nhiều nghiên cứu ở các cộng đồng khác nhau, như người châu Á. 

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com

Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33