Insutrix

Ở Việt Nam, kiến thức của bệnh nhân tiểu đường về bệnh thường không được trang bị đầy đủ. Nhiều bệnh nhân bị tiểu đường type 2 nhưng lại nhầm tưởng mình bị tiểu đường type 1 hay có những bệnh nhân nghĩ rằng tiểu đường type 2 nặng lên thành tiểu đường type 1. Bài viết dưới đây giúp bệnh nhân tiểu đường cũng như tất cả mọi người có thể phân biệt 2 loại tiểu đường này một cách dễ dàng qua 5 yếu tố sau:

Cơ chế gây bệnh tiểu đường

Tiểu đường type 1 hay còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin là tình trạng đường máu tăng cao do tuyến tụy không sản xuất hoặc sản xuất không đủ insulin. 80% bệnh nhân tiểu đường type 1 liên quan đến hệ tự miễn – cơ thể sinh các tự kháng thể phá hủy tế bào ? đảo tụy dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối. Ngoài ra có một số trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán tiểu đường type 1 không rõ nguyên nhân, không liên quan tới tính tự miễn dịch. 

Trong khi tiểu đường type 2 không liên quan đến tự miễn, là tình trạng đường máu tăng cao do rối loạn bài tiết insulin và kháng insulin. 90% bệnh nhân tiểu đường là tiểu đường type 2.

Yếu tố nguy cơ bệnh tiểu đường

Yếu tố nguy cơ tiểu đường type 1 gồm: 

  • Di truyền, gia đình có người mắc bệnh tiểu đường type 1.
  • Sự hiện diện của các tự kháng thể
  • Chế độ ăn uống: trẻ uống sữa công thức trong 6 tháng đầu, chế độ ăn thiếu vitamin D
  • Phơi nhiễm với virus, hóa chất, phóng xạ, thuốc diệt côn trùng,…
  • Chủng tộc: tỷ lệ dân cư ở Thụy Điển, Phần Lan mắc tiểu đường type 1 cao hơn các quốc gia khác.

Tiểu đường type 2 có liên quan nhiều hơn đến lối sống và cân nặng. Các yếu tố nguy cơ của tiểu đường type 2 gồm:

  • Người béo phì, thừa cân: tăng khả năng kháng insulin của tế bào. Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, nhiều đồ ngọt chính là thủ phạm chính của những đối tượng thừa cân.
  • Lối sống ít vận động: những người có lối sống tập thể dục dưới 3 lần 1 tuần làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2. Theo báo cáo năm 2016 của tổ chức WHO, 30% người dân Việt Nam có lối sống ít vận động. Sự phát triển của các mạng xã hội, các dịch vụ ship đồ ăn cũng là một phần nguyên nhân khiến giới trẻ ngày nay ít vận động hơn.
  • Di truyền, gia đình có người mắc bệnh tiểu đường type 2
  • Căng thẳng, stress tâm lý: tăng cường giải phóng corticoid tuyến thượng thận dẫn đến tăng đường huyết. 
  • Tuổi: nguy cơ mắc bệnh tăng lên theo tuổi, những người tuổi > 40 có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao hơn
  • Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ, hội chứng buồng trứng đa nang
  • Người mắc bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu
  • Chủng tộc: tỷ lệ mắc tiểu đường type 2 cao hơn ở người da đen, người Mỹ, người gốc Tây Ban Nha, người châu Á.

Triệu chứng và độ tuổi khởi phát bệnh tiểu đường

Tiểu đường type 1 khởi phát ở cả trẻ em, những người trẻ < 30 và có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Bệnh thường biểu hiện rầm rộ với các triệu chứng: tiểu nhiều, khát nhiều, mệt nhiều, sụt cân, nhìn mờ, ngứa và khô da. Cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân tiểu đường type 1 cũng phát bệnh từ từ, bệnh tiến triển chậm rãi như tiểu đường type 2, thường gặp ở những người có độ tuổi từ 30 – 50. 

Trong khi đó, tiểu đường type 2 khởi phát nhiều hơn ở đối tượng > 45 tuổi. Bệnh thường tiến triển âm thầm, ít biểu hiện triệu chứng nên thường phát hiện muộn thậm chí có trường hợp bệnh nhân phát hiện tiểu đường type khi đã có biến chứng tim mạch. Các triệu chứng phổ biến ở bệnh tiểu đường type 2 gồm: khát và tiểu nhiều, đói nhiều, mệt mỏi, nhìn mờ, tê bì chân tay, vết thương khó lành, sụt cân không rõ nguyên nhân. 

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh nhân bị tiểu đường type 1 bắt buộc phải điều trị bằng insulin. Có nhiều loại insulin khác nhau với tốc độ khác nhau và thời hiệu quả khác nhau như: bút tiêm insulin, bơm insulin, tiêm với xilanh. 

Với tiểu đường type 2, bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc uống hoặc tiêm insulin tùy vào mức độ nặng của bệnh. Tiểu đường type 2 thường được bắt đầu điều trị bằng 1 loại thuốc uống, khi khả năng đáp ứng kém đi có thể kết hợp từ 2 loại thuốc uống trở lên. Và nếu bệnh tiếp tục tiến triển, đường máu không thể hạ khi dùng thuốc uống thì bệnh nhân sẽ phải chuyển sang tiêm insulin. Hiện nay, xu thế điều trị của thế giới với bệnh tiểu đường đang phát triển nhiều loại sản phẩm có nguồn gốc thảo dược có tác dụng hạ đường huyết. Những sản phẩm này tác dụng chậm hơn thuốc tây nhưng có ưu điểm an toàn, có tác dụng hạ mỡ máu, phòng ngừa biến chứng tiểu đường và không có nhiều tác dụng phụ nên thuận lợi trong điều trị lâu dài. 

Bên cạnh đó, điều trị bệnh tiểu đường type 1 và type 2 đều cần phải kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn ít carbohydrate và lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động. Để hạn chế biến chứng, ngoài việc kiểm soát tốt đường huyết, kiểm soát huyết áp, cholesterol máu cũng được yêu cầu chặt chẽ.

Biến chứng bệnh tiểu đường hay gặp

Bệnh tiểu đường type 1 và type 2 khi không kiểm soát tốt đường huyết đều có thể dẫn tới các biến chứng sau: tim mạch, đột quỵ, biến chứng thận, mắt, thần kinh, hoại tử chân, nhiễm trùng răng miệng. 

Một số biến chứng phổ biến hơn ở bệnh nhân tiểu đường type 1 là suy nhược cơ thể, ngưng thở khi ngủ trong khi biến chứng sinh dục và bàng quang gặp nhiều hơn ở bệnh nhân tiểu đường type 2.

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com

Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33