Insutrix

Tiểu đường (đái tháo đường) giai đoạn đầu thường có các triệu chứng rất khó xác định do có biểu hiện giống với các vấn đề thường gặp liên quan đến sức khỏe. Việc xử lý sớm bệnh đái tháo đường sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các biến chứng nghiêm trọng khác ảnh hưởng từ bệnh. Để phát hiện sớm tiểu đường, các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra 6 triệu chứng sau đây:

1. Luôn cảm thấy đói và mệt mỏi

Cơ thể chuyển đổi thức ăn thành Glucose để cung cấp năng lượng cho các tế bào của sử dụng. Nhưng Glucose muốn đi vào các tế bào thì cần phải có sự giúp đỡ của Insulin.

Nếu bạn luôn cảm thấy đói và mệt mỏi hơn bình thường thì điều đó có nghĩa là cơ thể bạn không tạo ra hoặc không cung cấp đủ Insulin. Hoặc các tế bào của bạn kháng lại Insulin mà cơ thể bạn tạo ra, làm cho Glucose không thể đi vào tế bào và cơ thể bạn sẽ không có năng lượng. Cơ thể sẽ phản ứng lại với tình trạng này thông qua các cơn thèm ngọt và cơn đói dữ dội. Đòi hỏi bạn phải cung cấp năng lượng bằng cách ăn ngay lập tức các loại thực phẩm có lượng đường lớn.

2. Khát và đi tiểu thường xuyên hơn

Một người bình thường phải đi tiểu từ 4 – 7 lần trong 24 giờ, nhưng ở những người mắc bệnh đái tháo đường thì số lần đi tiểu có thể nhiều hơn. Tại sao? 

Thứ nhất, khi mắc bệnh đái tháo đường sẽ làm lượng đường dư thừa tích tụ lại trong máu, theo áp lực thì chất lỏng sẽ bị kéo ra khỏi mô, làm cho cơ thể phản ứng lại bằng cảm giác khát nước.

Thứ hai, thông thường Glucose sẽ được tái hấp thu khi được đi qua thận. Nhưng ở bệnh đái tháo đường, lượng đường trong máu của bạn được đẩy lên cao, thận của bạn có thể không thể tái hấp thu tất cả lượng Glucose đó trở lại, và khi ấy cơ thể sẽ cần lượng lớn nước tiểu để có thể hoàn thành quá trình tái hấp thu. Điều này khiến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu và cũng mất lượng nước lớn.

Bạn sẽ phải thường xuyên uống nước đồng thời cũng đi tiểu nhiều hơn bình thường. Triệu chứng này thường bị nhiều người bỏ qua vì nghĩ đây là dấu hiệu bình thường của cơ thể, cho đến khi thăm khám mới biết mình bị bệnh.

3. Nhiễm nấm men và nhiễm khuẩn

Glucose là món ăn ưa thích của nấm men, vì vậy đái tháo đường là một “nguồn dinh dưỡng” dồi dào. Cùng với yếu tố thuận lợi là nhiệt độ và độ ẩm trên các nếp gấp của da là môi trường lý tưởng cho nấm phát triển. Nhiễm nấm men có thể phát triển ở bất kỳ nếp gấp ấm và ẩm của da, bao gồm:

  • Giữa ngón tay và ngón chân
  • Dưới ngực
  • Trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục

Bệnh nhiễm khuẩn khá phổ biến và gây hậu quả nặng nề ở người bệnh đái tháo đường là nhiễm khuẩn da do liên cầu khuẩn. Loại vi khuẩn này làm cho những nang lông bị mưng mủ hoặc sưng tấy lên. Ngoài ra bạn có thể mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn khác như:

  • Nhiễm khuẩn ở các tuyến mi mắt
  • Nhiễm khuẩn móng

Hầu hết các bệnh nhiễm nấm và nhiễm khuẩn cần được điều trị với kháng sinh. Khi gặp các tình trạng trên hãy tới gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

4. Vết thương chậm lành

Nếu cơ thể bạn có các vết thương và chúng chậm lành lại bình thường thì bạn có nguy cơ đã mắc đái tháo đường. Nguyên nhân chính khiến vết thương ở những người mắc đái tháo đường khó lành hơn người bình thường là do hệ suy miễn dịch của người bệnh bị suy giảm và bệnh thường kéo theo các bệnh về mạch máu. 

Lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng tiêu cực làm giảm khả năng lưu thông máu, khiến cho quá trình đưa thuốc và dưỡng chất đến vết thương bị trục trặc, gây cản trở quá trình phục hồi. Do đó, các vết thương của người bị đái tháo đường cần được chăm sóc kịp thời và đặc biệt tránh tình trạng nhiễm trùng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

5. Cân nặng thay đổi không có kế hoạch

Bạn không có kế hoạch giảm cân, cũng không cắt giảm chế độ ăn nhưng vẫn sụt cân mất kiểm soát thì ngay lập tức phải nghĩ đến đái tháo đường. Bởi nếu cơ thể bạn không thể sản sinh ra Insulin để lấy năng lượng từ thức ăn, nó sẽ bắt đầu đốt cháy cơ bắp và chất béo để lấy năng lượng. Vì vậy có thể bạn sẽ bị sụt cân nhanh chóng kèm theo mệt mỏi. Có những người sụt cân rất nhanh thậm chí tới 10-15kg.

Tuy nhiên, cân nặng của bạn cũng có thể tăng lên. Bởi khi cơ thể bạn không thể sử dụng Insulin để giúp cho Glucose đi vào cung cấp năng lượng cho tế bào. Làm cho các tế bào không có năng lượng để hoạt động, cơ thể sẽ phản ứng bằng các “tín hiệu thèm ngọt”. Bạn sẽ không thể cưỡng lại mà ngay lập tức muốn ăn ngay những loại thực phẩm chứa nhiều đường. Việc này làm cho bạn cảm thấy mình như ngay lập tức được khỏe lại, nhưng hậu quả lại làm cho cân nặng của bạn tăng không kiểm soát.

6. Tê bì tay, chân

Tê bì tay, chân là biểu hiện sớm của biến chứng bàn chân do bệnh đái tháo đường gây ra. Theo tiến sĩ Gerry Gayman, thần kinh ngoại vi bắt nguồn từ tủy sống đến chân và tay. Khi thần kinh ngoại vi bị tổn thương, cơ thể bạn sẽ có biểu hiện tê chân tay, kiến bò, kim châm,… ở các đầu ngón chân, gan bàn chân rồi lan dần sang các ngón tay, bàn tay.

Ngoài ra lượng đường huyết trong cơ thể cao cũng làm ảnh hưởng tới khả năng tuần hoàn máu đến các chi, dẫn đến các chi không được cung cấp đủ lượng máu để hoạt động, làm tê bì tay, chân.

Nếu bạn có các biểu hiện trên hoặc nặng hơn thì cần tới gặp bác sĩ ngay lập tức để làm các xét nghiệm liên quan đến bệnh đái tháo đường. Tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này, bạn nên có một lối sống lành mạnh kết hợp với thể dục và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chúng ta không thể chữa hoàn toàn căn bệnh đái tháo đường nhưng hoàn toàn có thể ngăn chặn, phòng ngừa bệnh.

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com

Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33