Insutrix

Đái tháo đường là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn cùng với việc kiểm soát đường huyết không tốt đẩy nhanh sự xuất hiện và tiến triển của biến chứng tiểu đường. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tử vong ở bệnh nhân tiểu đường. Bài viết dưới đây sẽ phân tích: “Nguyên nhân khiến tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường chưa được phát hiện lại cao đến vậy” 

Nguyên nhân dẫn đến 68.9% bệnh nhân tiểu đường chưa được phát hiện

Tại Việt Nam, theo báo cáo kết quả điều tra các yếu tố nguy cơ của một số BKLN năm 2015, chỉ có 31,1% bệnh nhân tiểu đường từng được chẩn đoán bởi bác sĩ trước đó tương đương với 68,9% bệnh nhân chưa được phát hiện. Những nguyên nhân dẫn đến con số đáng báo động này có thể kể đến như sau:

  • Bệnh tiểu đường type 2 là căn bệnh tiến triển âm thầm. Trong giai đoạn đầu, bệnh rất ít biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Có những bệnh nhân chỉ phát hiện khi bệnh đã xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của biến chứng tiểu đường. Một số bệnh nhân may mắn hơn vô tình phát hiện bệnh khi khám sức khỏe định kỳ.
  • Công tác giáo dục chăm sóc sức khỏe chưa tốt. Người dân chưa có ý thức phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, chỉ khi ốm đau mới đi bệnh viện.
  • Công tác giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về bệnh tiểu đường còn yếu kém. Người dân không nhận biết được những triệu chứng của bệnh để kịp thời đi khám. Họ cũng không nhận thức được mức độ nguy hiểm và gánh nặng kinh tế của tiểu đường đối với gia đình.
  • Sự chênh lệch về trình độ chuyên môn, nhân lực và cơ sở vật chất giữa các bệnh viện tuyến trung ương, thành phố và bệnh viện huyện, trạm y tế xã. Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh, hiện nay các trạm y tế chưa quản lý được bệnh mạn tính như tiểu đường. Do đó việc giáo dục tại địa phương còn yếu kém. Bệnh nhân tiểu đường khám định kỳ hàng tháng phải lên tận bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh. Điều này gây bất tiện, tốn kém chi phí khiến nhiều Bệnh nhân có tâm lý ngại khám bệnh.
  • Bệnh tiểu đường không chỉ gặp nhiều ở người dân thành phố và tỷ lệ người dân nông thôn, miền núi mắc bệnh cũng khá cao. Thu nhập thấp, không có điều kiện khám sức khỏe định kỳ cũng là một trong những nguyên nhân khiến những bệnh nhân vùng này phát hiện bệnh muộn.

 

Hệ quả kéo theo khi phát hiện bệnh tiểu đường muộn

Tiểu đường là căn bệnh mạn tính tiến triển theo thời gian. Do vậy, khi phát hiện muộn tức là mức đường huyết cao đã duy trì trong máu một thời gian dài. Đường huyết cao dẫn tới tổn thương mạch máu ngoại vi và các mạch máu lớn như: mạch vành, mạch máu não. Hệ quả là các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường như: bệnh võng mạc tiểu đường, biến chứng trên thận như suy thận, biến chứng thần kinh (tê bì chân tay), hoại tử chân, biến chứng tim mạch như đột quỵ, suy tim, biến chứng tại não như nhồi máu não, xuất huyết não, bệnh Alzheimer, ..Các biến chứng chính là nguyên nhân gây ra gánh nặng chi phí cho người bệnh, là thách thức cho các bác sĩ điều trị và gây áp lực quá tải cho các cơ sở y tế. Theo báo cáo, tiểu đường là nguyên nhân thứ 3 gây mù lòa, 70% bệnh nhân tử vong vì biến chứng tim mạch của tiểu đường. Tuy nhiên, tất cả những hệ quả nặng nề trên đều có thể được kiểm soát nếu bệnh nhân phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, người bệnh tiểu đường type 2 nếu giảm được chỉ số HbA1c xuống 1% thì sẽ giảm: 19% nguy cơ bị đục thủy tinh thể, giảm 16% khả năng bị suy tim và 43% nguy cơ cắt cụt chi hoặc tử vong do bệnh mạch máu ngoại biên. 

 

Giải pháp của Bộ y tế với bệnh tiểu đường

Bộ Y tế đã vào cuộc để giải quyết vấn đề bệnh tiểu đường. 

  • Chương trình Quản lý bệnh đái tháo đường ở tuyến cơ sở. Bộ Y tế đang triển khai xây dựng mô hình điểm trạm y tế xã vận hành theo nguyên lý y học gia đình nhằm giúp cán bộ ngành y tế và người dân có thể tiếp cận các dịch vụ y tế ngay tại tuyến y tế cơ sở. Hiện tại, Bộ Y tế đang triển khai thí điểm mô hình trạm y tế tại 26 xã, phường, thị trấn thuộc 8 tỉnh, thành phố. Mục tiêu đến năm 2020 là 11.000 Trạm y tế trên cả nước có thể quản lý được bệnh tiểu đường. Theo đó, ngoài việc tăng cường tập huấn, những trạm nào chưa có bác sĩ, địa phương phải cử bác sĩ từ Trung tâm y tế huyện xuống trạm y tế 2-3 ngày/tuần/lần để tăng thêm uy tín cho trạm y tế.
  • Chiều ngày 31/05/2019, Bộ y tế đã ký kết tăng cường hợp tác đào tạo về bệnh tiểu đường với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam về đào tạo y tế giai đoạn 2019-2020. Nội dung của chương trình là nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin và ứng dụng y tế điện tử cho cán bộ y tế trong đào tạo, chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đan Mạch sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển ứng dụng hành trình bệnh đái tháo đường và website về bệnh đái tháo đường. Với Ứng dụng hành trình bệnh đái tháo đường, sau khi cán bộ y tế nhập dữ liệu bệnh nhân thì ứng dùng sẽ hướng dẫn các bước tiếp theo trong điều trị bệnh theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường được Bộ y tế ban hành năm 2017. Như vậy ứng dụng sẽ hỗ trợ các bác sĩ đưa ra quyết định nhanh và dựa trên bằng chứng khoa học trong điều trị đái tháo đường. Ứng dụng này sẽ rất hữu ích với các bệnh viện tuyến huyện vì sẽ giúp các bác sĩ tiếp cận những kiến thức lâm sàng cập nhật mới nhất về tiểu đường. 

 

Hy vọng sự vào cuộc mạnh mẽ của Bộ Y tế sẽ giúp nâng cao nhận thức của người dân về bệnh tiểu đường để giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Cùng với sự nỗ lực của các ban ngành, mỗi người dân Việt Nam cần thực hiện lối sống lành mạnh: ăn uống khoa học, tập luyện hợp lý để bảo vệ mình khỏi căn bệnh tiểu đường nguy hiểm.

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com

Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33