Insutrix

Bộ Y tế ước tính có khoảng 3,5 triệu người Việt Nam mắc bệnh đái tháo đường và sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040. Gần 70% không biết họ bị bệnh. 85% bệnh nhân chỉ phát hiện ra bệnh khi có các biến chứng nguy hiểm như biến chứng tim mạch, thận, thần kinh, bàn chân … Cùng tìm hiểu các dấu hiệu sớm của bệnh đái tháo đường để nhận biết sớm và chữa kịp thời.

1. Đói và mệt

Cơ thể chuyển đổi thức ăn thành Glucose mà tế bào sử dụng để lấy năng lượng, nhưng quá trình đó cần có sự hỗ trợ của Insulin. Nếu cơ thể bạn không tạo ra đủ Insulin, hoặc các tế bào của bạn kháng lại Insulin mà cơ thể bạn tạo ra. Khi đó Glucose tích lại trong máu, không đi vào tế bào để chuyển hóa thành ATP để cung cấp cho tế bào. Điều này dẫn đến việc cơ thể cảm thấy đói và mệt mỏi hơn bình thường.

2. Đi tiểu thường xuyên hơn và khát hơn 

Một người bình thường phải đi tiểu từ 4 -7 lần trong 24 giờ, nhưng những người mắc bệnh đái tháo đường có thể đi nhiều hơn. 

Thông thường cơ thể bạn tái hấp thu Glucose khi nó đi qua thận. Khi mắc bệnh đái tháo đường, lượng đường trong máu của bạn tăng cao, thận sẽ phải mất nhiều nước hơn để có thể tái hấp thu hoàn toàn lượng đường. Điều này khiến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu và phải mất nước dẫn đến việc bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn.

Đi tiểu nhiều làm lượng nước giảm, cơ thể sẽ báo hiệu bằng phản ứng khát. Đồng thời, khi lượng đường máu tăng cao cũng làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch, kéo nước vào lòng mạch và gây cảm giác khát. 

3. Nhìn mờ

Dấu hiệu đái tháo đường thể hiện rõ nhất ở mắt. Khi lượng đường trong máu tăng cao, sẽ có sự dịch chuyển chất lỏng. Do chất lỏng rò rỉ vào thủy tinh thể,  làm nó sưng lên và thay đổi hình dạng. Làm mắt bạn sẽ bị mờ đi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống.

Vì vậy bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ, khi nhìn mờ không phải là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng nào về mắt thì nó chính là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.

4. Nhiễm nấm men

Khi cơ thể có lượng đường cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nấm men phát triển. Đặc biệt là ở nếp gấp ấm và ẩm của da (kẽ tay, kẽ chân, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục). Những loại bệnh mà bạn có thể gặp như Candida, nấm da, nhiễm trùng tiết niệu… 

Mặc dù hiện nay Y học đã phát triển với các loại kháng sinh điều trị nhiễm nấm men và các phương pháp duy trì đường huyết ổn định. Nhưng việc điều trị nhiễm trùng da ở bệnh đái tháo đường rất khó khăn để điều trị lành hẳn. Bởi nó có thể nhanh chóng tiến triển thành ổ viêm và gây đe dọa đến tính mạng.

5. Tê bì chân, tay

Đái tháo đường ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh. Tê bì chân tay là biểu hiện của bệnh lý thần kinh ngoại vi. Có tới 10% phát hiện ra mình bị đái tháo đường thì đã có chứng tê bì chân tay và tới 70% người bệnh đã bị chứng tê bì chân tay gây hậu quả nghiêm trọng mới biết mình mắc đái tháo đường.

 Nếu bạn cảm thấy tê đau và ngứa các đầu ngón tay, ngón chân thì điều đầu tiên phải làm là đi khám sức khỏe, vì nếu lơ là chủ quan thì bạn sẽ có nguy cơ bị tổn thương thần kinh vĩnh viễn. 

6. Cân nặng thay đổi không kiểm soát

Nếu cơ thể bạn không thể lấy năng lượng từ thức ăn, thì nó sẽ bắt đầu đốt cháy cơ bắp và chất béo để lấy năng lượng. Vì vậy có thể bạn sẽ bị sụt cân nhanh chóng kèm theo mệt mỏi. Có những người sụt cân rất nhanh thậm chí tới 10-15kg. 

Hoặc ngược lại, bạn cũng có thể có cảm giác thèm ngọt hơn bình thường và điều này khiến bạn tăng cân không kiểm soát.

Khi cân nặng thay đổi nhanh bất thường trong khoảng thời gian ngắn thì điều tốt nhất là bạn nên xem lại chế độ ăn uống và tới gặp bác sĩ.

7. Buồn nôn và nôn

Ceton là một lớp hợp chất hữu cơ được tạo ra khi cơ thể đốt cháy chất béo để lấy năng lượng. Cơ thể sử dụng các chất dinh dưỡng để tạo ra năng lượng bao gồm Carbohydrate, chất béo và Protein.

Carbohydrate sẽ được cơ thể sử dụng trước, nhưng nếu không có sẵn, cơ thể sẽ chuyển sang đốt cháy chất béo, và Ceton sẽ được sản xuất ra. Việc phân hủy chất béo làm nhiên liệu và tạo ra Ceton là một quá trình bình thường của cơ thể. 

Ở người không bị tiểu đường, Insulin, Glucagon và yếu tố khác ngăn không cho nồng độ Ceton trong máu tăng quá cao. Nhưng khi cơ thể không có đủ Insulin hoặc bị tiểu đường thì nồng độ Ceton trong máu sẽ tăng quá cao và khiến cho bạn đau bụng, buồn nôn và có hơi thở mùi trái cây.

Khi nào bạn cần tới gặp bác sĩ

Nếu bạn trên 45 tuổi hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khác, điều quan trọng là phải thực hiện các xét nghiệm sinh hóa. Khi bạn phát hiện ra bệnh sớm, bạn có thể tránh được các biến chứng về tổn thương thần kinh, tim mạch và các biến chứng khác.

Theo nguyên tắc chung, hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn:

  • Cảm thấy đau bụng, mệt mỏi và rất khát nước.
  • Đang đi tiểu nhiều
  • Bị đau bụng, buồn nôn và nôn
  • Thở sâu và nhanh hơn bình thường
  • Có hơi thở ngọt ngào có mùi như trái cây (dấu hiệu của Ceton rất cao)

Tham khảo và tổng hợp từ bài viết Early Symptoms of Diabetes <https://www.webmd.com/diabetes/guide/understanding-diabetes-symptoms#1>

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com

Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33