Insutrix

Di truyền và lối sống là hai nguyên  nhân quan trọng nhất dẫn tới bệnh tiểu đường tuýp 2. Sự kết hợp hai yếu tố này gây ra tình trạng kháng insulin. Kháng insulin là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tiểu đường tuýp 2. Yếu tố di truyền thì không thể phòng tránh. Lối sống không lành mạnh là con đường làm cho bệnh tiểu đường tiến triển, nguy cơ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Chúng ta cần tránh 7 nguyên nhân sau để không dẫn đến bệnh đái tháo đường tuýp 2:

Thói quen lười vận động

Nếu bạn không có hoặc có rất ít hoạt động thể chất và ngồi trong hầu hết thời gian trong ngày thì bạn có một lối sống ít vận động. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người dành đa số thời gian ngồi một chỗ thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 91%.

Hoạt động thể chất có rất nhiều lợi ích. Trong đó, nó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Tập thể dục làm tăng tiết và độ nhạy của insulin với tế bào. Khi bạn vận động, cần ít insulin hơn để kiểm soát lượng đường trong máu. Một nghiên cứu ở những người tiền tiểu đường cho thấy tập thể dục cường độ vừa phải làm tăng độ nhạy insulin lên 51% và tập thể dục cường độ cao là 85%. Tuy nhiên, hiệu ứng này chỉ xảy ra vào những ngày tập luyện. Vì vậy, việc hoạt động thể chất thường xuyên là cần thiết.

Nhiều hoạt động thể chất được chứng minh làm giảm kháng insulin và giảm lượng đường trong máu ở người thừa cân, béo phì và tiền tiểu đường. Bạn có thể lựa chọn đi bộ, aerobic, đi xe đạp, bơi lội hay đơn giản là tạo cơ hội cho cơ thể được di chuyển nhiều nhất có thể. Hình thức vận động nào tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cân nhắc rủi ro gặp phải.

Chế độ ăn không lành mạnh

Các thực phẩm, đồ uống làm tăng nguy cơ nhanh chóng phát triển bệnh tiểu đường:

  • Thực phẩm có đường và tinh bột tinh chế: Thực phẩm này khi vào cơ thể nhanh chóng bị phân giải thành phân tử đường nhỏ, hấp thụ vào máu. Sự gia tăng lượng đường trong máu kích thích tuyến tụy sản xuất insulin. Tiêu thụ càng nhiều thì tuyến tụy càng sản xuất nhiều insulin hơn, để đưa đường huyết về mức bình thường. Theo thời gian, điều này làm lượng đường và insulin trong máu tăng dần. Tình trạng cuối cùng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Đồ uống nhiều đường, chất bảo quản như soda, nước ngọt đóng chai,… Liên quan đến tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 và cả tiểu đường tự miễn tiềm ẩn ở người lớn. Những người tiêu thụ hơn 2 phần đồ uống có đường mỗi ngày nguy cơ mắc bệnh tăng 20%. Kể cả nước ép trái cây chưa chắc là đồ uống tốt giúp phòng ngừa đái tháo đường.
  • Ăn thực phẩm giàu calo, chất béo và tinh bột: Trong một nghiên cứu kéo dài 12 tuần, những người mắc bệnh đái tháo đường đã ăn chế độ ăn ít chất béo hoặc ít tinh bột. Lượng đường trong máu giảm 12% và insulin giảm 50% ở nhóm ăn ít tinh bột. Nhóm ăn ít chất béo thì lượng đường chỉ giảm 1% và insulin giảm 19%. Điều đó cho thấy chế độ low-carb (ít tinh bột) cho kết quả tốt hơn. Giảm thiểu tinh bột giúp đường huyết không tăng nhiều sau khi ăn. Cơ thể cần ít insulin để duy trì lượng đường trong máu. Ngoài ra, chế độ ăn ít chất béo và tinh bột còn có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói.

Một bữa ăn chứa đầy thực phẩm giàu chất béo và thiếu chất xơ làm tăng khả năng mắc tiểu đường tuýp 2. Ăn đúng cách là tránh tinh bột chế biến, đồ uống có đường, chất béo bão hòa và thịt đỏ.

Thừa cân, béo phì

Mặc dù không phải tất cả những người phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân hoặc béo phì nhưng phần lớn là như vậy. Hơn nữa, trọng lượng dư thừa tập trung phần giữa cơ thể và xung quanh nội tạng trong bụng. Chất béo nội tạng dư thừa thúc đẩy quá trình viêm và kháng insulin. Do đó làm tăng đáng kể nguy cơ mắc tiểu đường và gặp các vấn đề sức khỏe khác. Lười vận động cùng bữa ăn không lành mạnh là nguyên nhân có thể dẫn tới thừa cân, béo phì.

Giảm 7-10% trọng lượng cơ thể đã có thể giảm một nửa nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Một nghiên cứu hơn 1000 người mắc tiểu đường cho thấy giảm 1kg cân nặng thì giảm 16% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tối đa có thể giảm tới 96% nguy cơ mắc bệnh. Giảm cân vừa giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường vừa giúp trái tim khỏe mạnh hơn, cơ thể giàu năng lượng và tự tin hơn. Thay đổi thói quen ăn uống và tập thể dục là phương pháp hữu hiệu để kiểm soát cân nặng.

Thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều

Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy, thiếu ngủ có thể dẫn đến mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 do nó làm ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý glucose. Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ thuộc Đại học y Harvard cho thấy, nhóm người khỏe mạnh khi giảm giấc ngủ từ 8 tiếng xuống còn 4 tiếng mỗi tối, quá trình xử lý glucose của cơ thể sẽ chậm lại. Một nghiên cứu khác thì nói rằng, những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn đáng kể so với những người ngủ 7 tiếng mỗi đêm. Tốt nhất là ngủ đúng giờ từ 7-8 tiếng/ ngày và nâng cao chất lượng giấc ngủ của bạn.

Căng thẳng, stress

Cuộc sống và công việc áp lực là nguyên nhân dẫn tới stress. Stress gây ra giải phóng một số hocmon như adrenalin và cortisol. Do đó làm mức đường trong máu tăng lên. Nếu căng thẳng kéo dài, mức đường huyết sẽ trở nên cao liên tục, dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Stress còn dẫn tới tăng nhịp tim, tăng huyết áp, làm bệnh tiểu đường khó kiểm soát hơn. Việc thư giãn tinh thần là một cách đơn giản giúp phòng tránh bệnh tiểu đường.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá gây ra nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, viêm phế quản, ung thu phổi, vú, tuyến tiền liệt và hệ tiêu hóa. Trong một phân tích của một số nghiên cứu với tổng số hơn một triệu người, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trung bình lên 44%. Những người hút hơn 20 điếu mỗi ngày nguy cơ tăng lên 61%. Theo dõi ở những nam thanh niên bỏ thuốc lá, nguy cơ mắc tiểu đường giảm 13%. Sau 20 năm, nguy cơ của họ giống như những người chưa bao giờ hút thuốc. Nhiều người đàn ông tăng cân sau khi bỏ thuốc, nguy cơ mắc bệnh của họ vẫn thấp hơn so với việc tiếp tục hút thuốc lá. Nghiên cứu cho thấy, bỏ thuốc lá thì giúp giảm nguy cơ theo thời gian.

Kiểm soát huyết áp và chỉ số mỡ máu

Ba bệnh lý huyết áp, tiểu đường và mỡ máu thường song hành cùng nhau. Thậm chí có nhiều người đồng thời mắc cả ba căn bệnh trên thường có tiên lượng rất xấu và biến chứng nặng nề.

Một nghiên cứu từ đại học Oxford nhằm xác định mối liên quan giữa huyết áp và bệnh tiểu đường tuýp 2 đã được công bố trên tạp chí được đánh giá ngang hàng của Đại học tim mạch Hoa Kỳ. Nghiên cứu bao gồm 4,1 triệu người, trung bình 46 tuổi, không bị tiểu đường và tim mạch. Những người bị huyết áp cao có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 tăng khoảng 50%. Phân tích dữ liệu cho thấy huyết áp tâm thu tăng 20 mmHg làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 lên đến 58%. Huyết áp tâm trương cao hơn 10 mmHg nguy cơ mắc bệnh tăng 52%.

Mối liên hệ giữa rối loạn lipid máu với tình trạng kháng insulin ở bệnh tiểu đường tuýp 2 đã được nghiên cứu. Khi mỡ máu tăng cao, mỡ máu xấu sẽ kháng insulin làm người bệnh dễ mắc tiểu đường và làm bệnh trầm trọng hơn.

Việc đưa các chỉ số về bình thường bằng cách điều chỉnh lối sống và dùng thuốc là rất cần thiết.

Tóm lại, những thay đổi lối sống đơn giản như tập thể dục đều đặn, chế độ ăn uống là sinh hoạt lành mạnh sẽ tạo nên được sự khác biệt lớn giúp phòng tránh bệnh tiểu đường và các bệnh khác nữa.

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com

Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33