Insutrix

Tiểu đường tuýp 1 loại phát bệnh cấp tính hay nguy cấp thường biểu hiện các triệu chứng một cách rầm rộ và bệnh tiến triển nhanh chóng. Tuy nhiên tiểu đường type 2 thường tiến triển chậm và âm thầm, 90% Bệnh nhân phát hiện bệnh đều đã xuất hiện một số biến chứng như tê bì chân tay, mờ mắt, sụt cân. Đó chính là lý do bệnh tiểu đường thường được ví von như kẻ giết người thầm lặng. Dưới đây là những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường.

7 triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh nhân tiểu đường

  1. Tiểu nhiều (đa niệu)

Khi lượng đường trong máu cao hơn 160 mg/dl thì sẽ được đào thải qua đường nước tiểu. Khi đó thận sẽ giảm tái hấp thu và tăng kéo nước từ ống thận để pha loãng nước tiểu khiến thể tích lượng nước tiểu tăng lên. Đây chính là lý do mà bệnh nhân tiểu đường thường xuyên đi tiểu đặc biệt về đêm. Người bình thường một ngày sẽ đào thải khoảng 1.5l nước tiểu tương đương 8 lần đi (7 lần vào ban ngày và 1 lần vào ban đêm). Ngoài ra, phụ thuộc vào lượng nước uống hàng ngày hoặc một số thức ăn đồ uống kích thích đi tiểu (bia, cà phê) thì lượng nước tiểu có thể dao động từ 400ml đến 3l. Bệnh nhân tiểu đường đôi khi buổi tối đi tiểu gần 10 lần. 

  1. Khát nhiều

Việc đi tiểu nhiều sẽ làm cơ thể tăng nhu cầu bổ sung lượng nước đã mất. Ngoài ra, lượng đường trong máu cao sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch, tín hiệu được gửi lên trung khu thần kinh kéo nước từ ngoại bào vào lòng mạch để cân bằng áp lực thẩm thấu. Hai nguyên nhân kể trên dẫn đến bệnh nhân tiểu đường thường xuyên khát nước và uống nhiều nước. 

  1. Mệt nhiều, kiệt sức

Ở người bình thường, glucose được cung cấp từ các nguồn thức ăn nhóm carbohydrate như tinh bột, hoa quả, nước ngọt,… là nguồn năng lượng cho hoạt động của tế bào. Tuy nhiên ở bệnh nhân tiểu đường, do thiếu insulin hoặc kháng insulin dẫn tới đường bị tích tụ lại trong máu thay vì vào tế bào. Tế bào không đủ năng lượng cho mọi hoạt động dẫn tới cơ thể luôn cảm thấy kiệt sức, mệt nhiều.

  1. Sút cân, gầy nhiều

Đường tích tụ lại trong máu, tế bào thiếu năng lượng để hoạt động nên phải thoái hóa protein và lipid để tạo thành năng lượng ATP. Do đó nhiều bệnh nhân tiểu đường bị sút cân nhanh trong vài tháng, có những bệnh nhân có thể giảm tới 10-20kg. Sản phẩm thoái hóa lipid để cung cấp năng lượng cho hoạt động của tế bào có ceton – có tính acid. Một trong những biến chứng cấp tính mà bệnh nhân tiểu đường gặp phải do tích tụ nhiều thể ceton là hôn mê do nhiễm toan ceton với những triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, nôn, sốt, đau dạ dày, hơi thở có mùi acid, co giật, hôn mê.

  1. Ăn nhiều

Tế bào thiếu năng lượng, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, kiệt sức tạo cảm giác đói nên bệnh nhân tiểu đường thường xuyên thèm ăn và đặc biệt thích ăn đồ ngọt.

  1. Tê bì chân tay

Tê bì chân tay là dấu hiệu đầu tiên của biến chứng thần kinh ngoại vi do đái tháo đường. Biến chứng này phổ biến trong khoảng 60-70% bệnh nhân bị bệnh tiểu đường và là thủ phạm gây liệt chi, teo cơ, nặng nề hơn bệnh nhân bị hoại tử và phải cắt cụt chân. Nguyên nhân dẫn tới tê bì chân tay do tổn thương thần kinh ngoại vi từ tủy sống đến chân, tay. Đường huyết tăng cao trong thời gian dài làm tổn thương bao myelin của các sợi dây thần kinh dẫn tới giảm vận tốc dẫn truyền thần kinh kèm theo rối loạn cảm giác. Bệnh nhân tiểu đường sẽ có các triệu chứng tê bì chân tay, cảm giác như kiến bò, kim châm, lạnh buốt hoặc bỏng rát. Các cảm giác trên bắt đầu ở đầu các ngón chân, gan bàn chân sau đó lan dần tới ngón tay, bàn tay. Đáng báo động là thần kinh ngoại vi bị tổn thương làm bệnh nhân tiểu đường mất cảm giác đau, nóng, lạnh nên bệnh nhân phát hiện muộn hoặc không phát hiện những thương tổn ở chân. Hậu quả là các tổn thương này sẽ tiếp tục nặng thêm, bị loét, nhiễm trùng và nhiều trường hợp bị hoại tử, phải cắt cụt chi dưới. 

  1. Mờ mắt, giảm thị lực

Mờ mắt là triệu chứng gặp phải ở bệnh nhân tiểu đường do biến chứng võng mạc. Theo thống kê, bệnh võng mạc tiểu đường là nguyên nhân đứng thứ ba trong số các nguyên nhân gây suy giảm thị lực. Bệnh võng mạc tiến triển theo 3 giai đoạn: giai đoạn nền, giai đoạn tiền tăng sinh và giai đoạn tăng sinh. Đáng chú ý là bệnh võng mạc tiến triển âm thầm và hầu như không có triệu chứng cơ năng ở giai đoạn 1,2 và đầu giai đoạn tăng sinh.

 Ở giai đoạn nền, đường huyết cao trong máu gây tổn thương mạch máu võng mạc làm cho chúng trở nên dễ vỡ, gây xuất huyết hoặc phình mạch do protein và chất béo trong máu rỉ ra ngoài. Giai đoạn tiền tăng sinh đặc trưng bởi tình trạng thiếu máu cục bộ ở võng mạc, các mạch máu thiếu oxy bị chết, các tân mạch chuẩn bị phát triển để thay thế. Giai đoạn tăng sinh là giai đoạn mà các tân mạch phát triển để bổ sung cho tình trạng thiếu máu cục bộ ở võng mạc. Các tân mạch này có đặc điểm phát triển ở cả bên trong nhãn cầu – phần vốn không cần mạch máu và rất giòn, dễ vỡ. Tân mạch vỡ gây xuất huyết võng mạc, xuất huyết thủy tinh thể, các thành phần máu từ tân mạch rò rỉ ra ngoài và tạo màng tăng sinh trên bề mặt võng mạc. Do đó, bệnh nhân tiểu đường sẽ có triệu chứng giảm thị lực, nhìn mờ và nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ mất thị lực không hồi phục. Vì thế, để đề phòng mất thị lực, bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết và kiểm tra mắt định kỳ bằng phương pháp soi đáy mắt. 

Để kịp thời phát hiện bệnh tiểu đường ở giai đoạn sớm và điều trị, những đối tượng có nguy cơ cao như: người cao tuổi, béo phì, thừa cân, người có lối sống ít vận động, gia đình có người thân bị tiểu đường và phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên khám sức khỏe định kỳ. Trau dồi thêm các kiến thức để nhận biết các dấu hiệu, triệu chứng bệnh tiểu đường được đề cập như trên cũng sẽ giúp bệnh nhân phát hiện và kịp thời đi khám bác sĩ. Phát hiện tiểu đường ở giai đoạn sớm khi mức đường huyết chưa cao (khoảng <8 mmol/l) bệnh nhân có thể được điều trị với thuốc thảo dược. 

Vai trò của các thảo dược trong kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Các thảo dược khắc phục được nhược điểm của thuốc tây y trong điều trị bệnh mạn tính là an toàn, không gây tác dụng phụ. Các thảo dược tác dụng chậm hơn thuốc tây tuy nhiên lại có ưu điểm an toàn, không gây tụt đường huyết đột ngột. Chính vì thế việc ứng dụng các dược liệu tự nhiên trong việc phòng chống các bệnh mạn tính như tiểu đường đang là xu thế của y học hiện đại. Mới đây, Thạc sỹ Dược học Dương Thị Mộng Ngọc, Nguyên Giám đốc Trung tâm Sâm và Dược liệu TP Hồ Chí Minh, đã dành tâm huyết để nghiên cứu ra sản phẩm Insutrix, có chứa phức hợp thảo dược gồm nghệ, mã đề, hoa hòe. 

Sản phẩm Insutrix đã được nghiên cứu tiền lâm sàng và chứng minh tác dụng hạ đường huyết tương đương thuốc tây bởi PGS.TS Đỗ Thị Hồng Tươi và cộng sự tại trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh

Xem thêm thông tin chi tiết sản phẩm tại đây:

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com

Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33