7 việc cần làm trong giai đoạn bị tiền tiểu đường
Tiền tiểu đường là gì?
Tiền tiểu đường là tình trạng mức đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa đạt ngưỡng để chẩn đoán là bệnh tiểu đường. Tiền tiểu đường thường xảy ra ở những người bị kháng insulin hay có tế bào beta trong tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để đưa đường huyết về mức bình thường. Không có đủ insulin, glucose dư sẽ ở lại trong máu thay vì đi vào tế bào. Theo thời gian, tiền tiểu đường có thể phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2.
Tiền tiểu đường có thể là con đường dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch, nhưng bạn có thể từng bước thay đổi để điều đó không xảy ra.
7 việc cần làm trong giai đoạn tiền tiểu đường
Giảm cân
Mặc dù không phải tất cả những người phát triển bệnh tiểu đường đều thừa cân hoặc béo phì nhưng phần lớn là như vậy. Hơn nữa, trọng lượng dư thừa tập trung phần giữa cơ thể và xung quanh nội tạng trong bụng. Chất béo nội tạng dư thừa thúc đẩy quá trình viêm và kháng insulin. Do đó làm tăng đáng kể nguy cơ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 và gặp các vấn đề sức khỏe khác.
Vậy phải giảm bao nhiêu là đủ? Theo nghiên cứu, bạn chỉ cần giảm được 5-7% trọng lượng cơ thể thì đã giảm 58% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bước đầu tiên là ăn đồ ăn ít calo hơn, tốt cho sức khỏe của bạn. Hình thành thói quen theo dõi cân nặng, thói quen ăn uống và hoạt động thể chất.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Mắc tiền tiểu đường không có nghĩa là loại bỏ hết đường ra khỏi khẩu phần ăn. Bạn vẫn cần phải ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đảm bảo cơ thể đủ năng lượng duy trì các hoạt động mà vẫn kiểm soát được đường huyết. Thực phẩm giàu chất xơ, rau ít tinh bột, ngũ cốc nên được thêm trong khẩu phần ăn. Hạn chế các thực phẩm nhiều calo, giàu chất béo, nhiều đường, muối để tình trạng bệnh không trở nên ngoài tầm kiểm soát.
Một nguyên tắc bạn có thể áp dụng là chia khẩu phần bữa ăn thành 4 phần thì một nửa là rau chứa ít tinh bột như măng tây, cà rốt, bông cải xanh… Một phần tư nên có thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, ngô, đậu,… Phần còn lại nên có chất đạm như thịt gà, cá hoặc tốt nhất là đậu. Còn những đồ ăn giàu năng lượng như đồ nướng thì nên cân nhắc vì nó sẽ làm lượng đường trong máu bạn tăng cao.
Vận động thể chất
Việc áp dụng và duy trì hoạt động thể chất có vai trò quan trọng để kiểm soát đường huyết và sức khỏe tổng thể ở người mắc tiền tiểu đường và tiểu đường. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức nào cũng phải phù hợp với thể trạng của cơ thể, tránh vận động quá sức gây tụt đường huyết. Tập thể dục thường xuyên có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2. Vận động giúp hạ mỡ máu, ổn định huyết áp, giảm kháng insulin. Hoạt động thể chất sẽ giúp bạn tiêu hao nhiều calo và giúp người béo phì giảm cân tốt hơn.
Bạn không nhất thiết phải tham gia một cuộc chạy đua marathon. Các hoạt động bạn có thể lựa chọn như:
- Tập thể dục đều đặn theo kế hoạch, tối thiểu 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần
- Đi bộ, đi xe đạp, chạy bộ, bơi lội, tập aerobic, khiêu vũ
- Bài tập tăng sức mạnh cơ bắp như nâng tạ, chống đẩy, kéo tạ
- Yoga, thái cực quyền
- Bài tập linh hoạt cải thiện chuyển động các khớp, bài tập thăng bằng
- Tích cực chuyển động tránh ngồi một chỗ quá lâu. Bắt đầu từ những thói quen đơn giản như: đi thang bộ thay cho thang máy, vận động tại chỗ khi xem tivi hay ngồi tại văn phòng,…
Có người bạn đồng hành cũng là động lực giúp duy trì thói quen luyện tập thường xuyên hơn.
Nâng cao chất lượng giấc ngủ
Một giấc ngủ kéo dài khoảng 7-8 tiếng sẽ là lý tưởng giúp ổn định đường huyết trong máu. Nếu bạn bị mất ngủ, thức dậy sớm hay ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm sẽ làm bạn dễ mắc bệnh tiểu đường hơn. Để tránh điều này tốt nhất không nên sử dụng đồ uống có cồn, cà phê vào buổi tối, giữ thói quen ngủ đúng giờ, giữ không gian yên tĩnh, tâm trạng thoải mái sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Bỏ hút thuốc lá
Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn người không hút thuốc 30-40%. Và nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường mà hút thuốc thì triệu chứng bệnh sẽ trở nên trầm trọng và lượng đường trong máu khó kiểm soát hơn. Ngoài ra, hút thuốc lá còn gây ra nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác như bệnh tim, viêm phế quản, ung thu phổi, vú, tuyến tiền liệt và hệ tiêu hóa. Tốt hơn hết nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sau 3-6 tháng là cần thiết với người tiền đái tháo đường. Nó giúp xem xét việc thay đổi lối sống của bạn có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện lượng đường trong máu hay không. Ngoài ra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các bệnh lý mắc kèm như: bệnh tim mạch, huyết áp, mỡ máu,… Khi tình trạng đường huyết tiến triển không tốt, bạn có thể tìm lời khuyên hữu ích từ bác sĩ, thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, luyện tập cho phù hợp hơn.
Dùng thuốc
Khi việc thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt không đạt hiệu quả hay bệnh nhân tiền tiểu đường có thêm những bệnh lý mắc kèm, tùy tình trạng bệnh, bác sĩ có thể kê toa thuốc giúp hạ đường huyết, hạ cholesterol máu hay hạ huyết áp. Tiền tiểu đường có khả năng cao mắc kèm những bệnh trên. Khi đó, việc dùng thuốc theo đúng chỉ định, làm theo lời khuyên của bác sĩ sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe người bệnh.
Với những người mắc tiền tiểu đường, ngoài việc thay đổi lối sống lành mạnh thì kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thiên nhiên cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả hơn. Sản phẩm Insutrix có chứa phức hợp 3 thảo dược gồm có thân rễ nghệ, hoa hòe và lá mã đề. Insutrix đã được nghiên cứu tiền lâm sàng tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chứng minh tác dụng hạ đường huyết tương đương thuốc tây, lại độ an toàn, không gây tác dụng phụ. Sản phẩm không những hiệu quả trong việc phòng tiến triển thành bệnh tiểu đường mà còn ngăn chặn tiểu đường và các biến chứng.
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com
Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào