Insutrix

Làm thế nào bạn có thể biết nếu bạn bị đái tháo đường? Hầu hết các triệu chứng bắt đầu từ mức glucose máu cao hơn bình thường hoặc các dấu hiệu cảnh báo có thể nhẹ đến mức bạn không nhận ra. Một số người không phát hiện ra họ mắc bệnh cho đến khi gặp vấn đề từ biến chứng lâu dài do đái tháo đường gây ra. Vậy hãy cùng tìm hiểu 9 nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường mà bạn không ngờ tới để biết cách phòng tránh.

1. Bỏ bữa ăn sáng

Theo các nhà khoa học, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất của một ngày. Một bữa sáng giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho một ngày làm việc mới.

Các chuyên gia Úc gần đây phát hiện: những người thường bỏ qua bữa ăn sáng có thể bị hạ đường huyết đột ngột. Điều này khiến họ thèm ăn món ngọt và giải tỏa cơn thèm sẽ làm đường huyết tăng đột ngột. Khi đó Insulin được kích thích quá mức, gây ra bệnh.

Ngoài ra, Insulin có tác dụng điều hòa đường huyết. Nếu bỏ bữa sáng, cơ thể sẽ không được cung cấp lượng đường máu đang thiếu hụt. Dấn đến số Insulin tiết ra sẽ bị dư thừa, gây ra hạ đường huyết. Nếu bỏ bữa thường xuyên sẽ làm cho cơ thể kháng Insulin, dẫn đến bệnh tiểu đường.

2. Giờ giấc sinh hoạt không ổn định

Theo nhịp sinh học, các hormone thường tiết ra vào nửa đêm và đạt tối đa vào sáng sớm. Sau đó giảm dần và tiếp tục đạt tối đa vào buổi chiều. Lượng hormone tiết ra càng nhiều thì lượng Insulin tăng theo. Sáng sớm và buổi chiều là lúc Insulin bài tiết ra nhiều nhất.

Những người có giờ giấc sinh hoạt không ổn định trong thời gian dài sẽ bị rối loạn nhịp sinh học. Điều này làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn người bình thường 50% (Nghiên cứu của Đại học Harvard – Mỹ)

3. Thiếu Probiotic

Theo tổ chức y tế thế giới WHO: “Probiotics là các vi sinh vật sống khi được đưa một lượng cần thiết vào cơ thể sẽ đem lại hiệu quả có lợi cho cơ thể”.

Trong đó, 2 chi Probiotic Bifidobacterium và Lactobacillus tăng sự dung nạp đường lactose. Giúp tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu khi hấp thu nhiều lactose và cung cấp nhiều chất quan trọng. Bacillus subtilis sản sinh ra nhiều enzyme, chủ yếu nhất là các men tiêu hóa. Giúp xúc tác phản ứng phân hủy tinh bột, chất béo, protein, chất xơ thành các loại đường dễ tiêu.

4. Không uống đủ nước

Nước là một thành phần rất quan trọng của một cơ thể sống khỏe mạnh. Nó chiếm tới 70% cơ thể con người, vì vậy uống nước mỗi ngày là điều vô cùng quan trọng. Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước sẽ dẫn tới tình trạng cô đặc máu. Khi đó lượng đường thừa và các chất cặn bã không thể đào thải ra ngoài làm áp lực tăng cao gây nguy hiểm.

Đôi khi cơ thể không phân biệt được cảm giác đói và khát nước. Do đó, khi được cung cấp đủ nước, bạn sẽ không còn thèm ăn thực phẩm chứa nhiều đường và điều này giúp phòng bệnh rất tốt.

5. Ngủ đúng và đủ giấc

Giấc ngủ đúng và đủ chất lượng là một trong các yếu tố quan trọng phòng ngừa nhiều căn bệnh. Những người mắc các vấn đề về giấc ngủ (khó ngủ, ngủ ít hơn 5–6 tiếng hoặc nhiều hơn 9 tiếng) sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn.

Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến khả năng cơ thể sử dụng glucose, làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Cảm giác mỏi mệt do ngủ không đủ khiến hệ thần kinh hiểu lầm là cơ thể thiếu năng lượng. Tuyến yên khi đó ra lệnh cho tụy tăng tiết Insulin nhiều hơn. Tăng thoái đường để sinh năng lượng. Về mặt cơ chế là đúng, nhưng nếu lặp lại nhiều lần thì tuyến tụy đến lúc nào đó sẽ suy kiệt.

Tuy vậy, ngủ nhiều quá cũng không tốt. Đa số người ngủ nhiều thường ngủ mê mệt khi trời gần sáng hoặc chợp mắt quá trễ. Khi đó tuyến thượng thận coi đó như một dạng stress và giải phóng nội tiết tố làm tăng lượng đường trong máu. Do vậy người ngủ quá nhiều dễ có lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường sau khi ngủ dậy. Tình trạng này ban đầu sẽ được điều chỉnh bởi tuyến tụy, nhưng lâu dần sẽ khiến tuyến tụy suy kiệt.

6. Thiếu hụt Vitamin D

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối quan hệ giữa thiếu hụt vitamin D và đái tháo đường tuýp 2. Thậm chí, có bằng chứng còn cho thấy vitamin D giúp cải thiện chức năng của tế bào beta tiết Insulin.

Ngoài ra, tiền thân của vitamin D có thể biến thành cholesterol nếu không được tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời. Do vậy, thiếu vitamin D cũng có thể dẫn đến mức cholesterol cao, dẫn đến béo phì và đái tháo đường.

7. Thức ăn nhanh

Nhiều loại thức ăn nhanh có hàm lượng tinh bột và đường khá lớn. Khi ăn vào cơ thể sẽ làm tăng nhanh lượng đường trong máu. Khi đó tuyến tụy tăng cường tiết Insulin để điều tiết quá trình chuyển hoá Glucose. Tuyến tụy phải hoạt động quá sức sẽ gây suy giảm chức năng và có thể dẫn tới đái tháo đường.

Ngoài ra, thức ăn nhanh còn chứa một lượng lớn cholesterol gây tích tụ mỡ và dư thừa năng lượng, dễ gây tình trạng béo phì dẫn tới tiểu đường.

8. Nước ngọt

Nước ngọt là sản phẩm công nghiệp có thành phần gồm nhiều loại hóa chất như các chất tạo màu, đường hóa học, chất bảo quản… Nếu thường xuyên sử dụng nước ngọt thì những chất có hại trong nước ngọt sẽ tích tụ lại trong cơ thể.

Đặc biệt, đường hóa học có độ ngọt cao gấp 500 lần so với các loại đường thông thường. Vì vậy, sử dụng nước ngọt thường xuyên sẽ làm lượng glucose trong máu tăng cao. Khi đó cơ thể phải tiết ra nhiều Insulin để chuyển hóa glucose và lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiết Insulin.

9. Hút thuốc lá

Nghiên cứu của Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung (Trung Quốc) đã chỉ ra rằng hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đái tháo đường. Khói thuốc có thể làm tăng tình trạng đề kháng Insulin đồng thời làm giảm sản xuất Insulin của tuyến tụy.

Ngoài ra, phân tích được công bố trên Tạp chí sức khỏe Hoa Kỳ – HealthDay cũng cho thấy những người hút thuốc có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn 14% so với người không hút thuốc. Con số này so với người hút thuốc bị động (thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc) là 22%.

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com

Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33