Atlas đái tháo đường thế giới theo icf ngày 14/11/2017
Gánh nặng đái tháo đường với thế giới
Theo Atlas đái tháo đường được liên đoàn đái tháo đường thế giới IDF công bố ngày 14/11/2017, trong 11 người trưởng thành 20-79 tuổi sẽ có 1 người bị đái tháo đường và tính đến tháng 11/2017 trên thế giới có tới 425 triệu người mắc căn bệnh mạn tính này. Đáng nói là số người bị đái tháo đường không được chẩn đoán lên đến gần 50%. Con số này chứng tỏ kiến thức về bệnh đái tháo đường người dân được trang bị còn rất yếu. Cộng thêm đa phần là đái tháo đường type 2 nên bệnh thường tiến triển âm thầm rất khó để phát hiện. Việc phát hiện muộn khiến nhiều bệnh nhân gặp phải các biến chứng tiểu đường. Chi phí điều trị cũng vì thế mà tăng ít nhất trên 2 lần, trở thành gánh nặng cho các gia đình và xã hội.
Báo cáo cho thấy có đến 12% chi phí y tế của toàn thế giới chi cho đái tháo đường tương đương 727 tỷ USD năm 2017. Chi phí này gấp hơn 3 lần quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2017. Gánh nặng này là bài toán hóc búa của các tổ chức y tế trên thế giới đồng thời là trách nhiệm của mỗi người dân. Vì suy đến cùng thì gánh nặng kinh tế này tác động trực tiếp lên chất lượng sống của mỗi gia đình.
1.106.500 trẻ em và trẻ vị thành niên bị đái tháo đường type 1. 16.2% trẻ sinh ra bị ảnh hưởng bởi đái tháo đường thai kỳ. Chắc chắn sẽ có những đứa trẻ phải chịu đựng những dị tật bẩm sinh do đái tháo đường suốt quãng đời của nó. Sẽ có những thanh niên mất sớm vì biến chứng của đái tháo đường. Sẽ có nhiều gia đình kiệt quệ với những đứa trẻ bị bệnh đái tháo đường và rất rất nhiều những tai ương khác mà đái tháo đường gây ra. Tất cả những con số này gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh mỗi người về thói quen, lối sống của họ. Bởi đây là chính là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường type 2 – cái mà chúng ta có thể kiểm soát.
Atlas đái tháo đường thế giới năm 2017 và dự kiến năm 2045
Hình 1: Bản đồ đái tháo đường thế giới năm 2017 và dự kiến trong năm 2045
¾ tương đương 79% số người bị đái tháo đường sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Đông Nam Á có 82 triệu người trưởng thành bị đái tháo đường – đứng thứ hai trên thế giới. Trong đó tỷ lệ bệnh nhân tử vong vì đái tháo đường cũng chiếm vị trí thứ hai 1.1 triệu người năm 2017 theo IDF. Dưới đây là những nguyên nhân khiến cho đái tháo đường chiếm tỷ lệ cao ở các quốc gia nghèo và đang phát triển:
- Do giáo dục về đái tháo đường cho người dân tại các quốc gia đang phát triển còn yếu kém. Thiếu các chương trình y tế cộng đồng nâng cao nhận thức của người dân về căn bệnh mạn tính nguy hiểm này. Qua đó dẫn tới người dân không có ý thức phòng ngừa đái tháo đường.
- Do nền kinh tế đang phát triển, thu nhập người dân tăng kéo theo chế độ ăn uống dư thừa chất béo, tinh bột. Điều này dẫn đến tỷ lệ trẻ béo phì, thừa cân ngày càng gia tăng làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2.
- Cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động thể thao còn thấp. Tốc độ đô thị hóa tăng thu hẹp diện tích của những khu công viên dành cho hoạt động tập thể dục của người dân. Sự phát triển của mạng xã hội, của các dịch vụ giao hàng tận nơi ngày càng mạnh mẽ. Tất cả các yếu tố đó khiến người dân có một lối sống ít vận động, độ ì cao tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2.
- Do các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe còn yếu kém. Đặc biệt ở các vùng quê, miền núi, cán bộ y tế xã không có chuyên môn về đái tháo đường. Bệnh nhân đái tháo đường ở đây muốn đi khám phải lên các bệnh viện tuyến huyện, thành phố dẫn tới mật độ khám định kỳ giảm. Bệnh kiểm soát không tốt làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng đái tháo đường.
- Do thu nhập thấp, người dân không có điều kiện đi khám sức khỏe định kỳ. Vì thế, tỷ lệ bệnh nhân không biết mình mắc đái tháo đường rất cao. Bệnh nhân đái tháo đường không được tiếp cận với thuốc và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt.
Nếu không sớm khắc phục được các vấn đề trên, đái tháo đường sẽ vẫn là một vấn nạn với các quốc gia nghèo và đang phát triển. Nằm trong số các quốc gia đang phát triển, Việt Nam cũng đang nỗ lực từng ngày để đẩy lùi đái tháo đường.
Việt Nam nỗ lực đẩy lùi đái tháo đường
- Ngày hội đái tháo đường được tổ chức hàng năm với các chương trình thăm khám sức khỏe miễn phí của các bác sĩ trẻ. Bệnh nhân đái tháo đường được nghe tư vấn, giáo dục về chế độ ăn, lối sống, biến chứng tiểu đường. Ngày hội là cơ hội chung tay chống lại đái tháo đường của các nhà lãnh đạo bộ y tế, các y bác sĩ chuyên khoa nội tiết, bệnh nhân và gia đình.
- Các câu lạc bộ tiểu đường được thành lập trong bệnh viện tạo ra môi trường sinh hoạt cho cộng đồng người mắc bệnh tiểu đường. Là môi trường giúp các bệnh nhân cùng nhau trao đổi kiến thức về bệnh tiểu đường. Các câu lạc bộ thường có các nhân viên y tế giáo dục người bệnh cách chăm sóc bản thân, chế độ ăn uống, tập luyện.
- Chương trình đào tạo nhân viên y tế cấp cơ sở, xã phường về bệnh tiểu đường tạo tiền đề đẩy mạnh công tác chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại địa phương.
- Các chương trình tư vấn trực tuyến của các bác sĩ cho bệnh nhân và người nhà giúp giải đáp các thắc mắc, nâng cao kiến thức về phòng ngừa biến chứng tiểu đường.
- Các công ty dược trong nước đẩy mạnh nghiên cứu các sản phẩm thảo dược giúp kiểm soát đường huyết và giảm tác dụng phụ của thuốc tây.
Hy vọng sự vào cuộc của tất cả các ban ngành và của mỗi người dân sẽ đẩy lùi được đái tháo đường.
Gắn link: Viên tiểu đường Insutrix – hiệp đồng tác dụng của 3 thảo dược quý (thảo dược)
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com
Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào