Bạn nên làm gì khi mắc tiền tiểu đường
Bạn hoặc một thành viên gia đình được chẩn đoán tiền tiểu đường. Đây là một lời cảnh tỉnh nghiêm trọng, nhưng nó không có nghĩa là bệnh tiểu đường sẽ phát triển. Tiền tiểu đường có mức đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa đạt ngưỡng của bệnh tiểu đường. Bạn có thể thực hiện các bước sau để cải thiện tình hình. Đó là một cơ hội để bắt đầu thay đổi lối sống hoặc phương pháp điều trị, làm chậm hoặc thậm chí ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Bạn nên bắt đầu từ việc thay đổi cho thói quen quen thuộc hàng ngày.
Di chuyển nhiều hơn
Hoạt động thể chất là một phần thiết yếu trong kế hoạch điều trị tiền tiểu đường vì nó làm giảm lượng đường trong máu và giảm mỡ trong cơ thể. Nếu bạn không tập thể dục trong một thời gian, hãy bắt đầu bằng cách xây dựng nhiều hoạt động hơn trong ngày của bạn. Tốt nhất, bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần. Kế hoạch luyện tập của bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ để cân nhắc các yếu tố hay giới hạn của bạn.
Giảm cân
Thừa cân, béo phì và tiểu đường có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đặc biệt, mỡ tập trung vùng bụng gây kháng insulin. Đây là yếu tố thúc đẩy bệnh tiểu đường và tim mạch. Ngoài ra, béo phì còn dẫn đến nhiều bệnh mắc kèm khác. Trong một nghiên cứu gần đây, những người bị tiền tiểu đường và giảm 5% đến 7% trọng lượng cơ thể đã cắt giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 58%. Do đó, giảm cân là một mục tiêu điều trị quan trọng trong việc ngăn ngừa tiến triển thành tiểu đường tuýp 2.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Một số cách bạn có thể cải thiện chế độ ăn uống của mình.
- Tăng khẩu phần có các loại rau, đặc biệt là các loại ít tinh bột như rau bina, bông cải xanh, cà rốt và đậu xanh. Thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ vào bữa ăn của bạn. Ăn trái cây trong chừng mực. Chọn ngũ cốc nguyên hạt thay cho ngũ cốc chế biến. Ví dụ, ăn gạo lức thay vì gạo trắng.
- Thay thế thực phẩm nhiều calo. Uống sữa tách kem thay vì sữa nguyên chất, soda ăn kiêng thay vì soda thông thường. Chọn các phiên bản ít béo hơn của phô mai, sữa chua và salad.
- Bữa ăn nhẹ có thể ăn nhưng thay các loại khoai tây chiên và món tráng miệng giàu chất béo, calo cao bằng trái cây tươi, hoặc bánh quy giòn nguyên chất với bơ đậu phộng hoặc phô mai ít béo.
Việc điều chỉnh chế độ ăn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng cho phù hợp với từng tình trạng cơ thể khác nhau. Tuy nhiên, ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế bia rượu, tinh bột, thực phẩm nhiều muối, đường hay chất béo không lành mạnh là cần thiết.
Nâng cao chất lượng giấc ngủ
Việc không ngủ đủ giấc một cách thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cân nặng của bạn. Ngủ quá ít khiến việc giảm cân trở nên khó khăn hơn. Thiếu ngủ cũng khiến cơ thể bạn khó sử dụng insulin hiệu quả và dễ tiến triển thành bệnh tiểu đường. Bạn nên tạo một thói quen để có giấc ngủ tốt: đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, không xem TV hoặc sử dụng các thiết bị công nghệ khi đang cố gắng ngủ, thư giãn tinh thần,…
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn
Bạn nên đi khám kiểm tra định kỳ sau 3-6 tháng. Kiểm tra để xem mức đường huyết của bạn có ổn định, được cải thiện hay có bệnh lý mắc kèm hay biến chứng chưa. Nếu mức đường huyết của bạn được cải thiện, bạn sẽ được củng cố niềm tin duy trì lối sống lành mạnh đang áp dụng. Và nếu tình trạng không tốt lắm, bác sĩ có thể giúp bạn đi đúng hướng hơn.
Một số xét nghiệm máu đơn giản có thể được tiến hành để biết chính xác tình trạng tiền tiểu đường như:
- Xét nghiệm glucose huyết lúc đói: bạn cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm khoảng 8h. Nếu lượng đường trong máu từ 100-125mg/dL, bạn được chẩn đoán là tiền tiểu đường.
- Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống: đầu tiên bạn cũng đo glucose lúc đói. Sau đó uống 75g glucose hòa tan trong nước, đo lại lượng đường trong máu sau 2h. Dự đoán tiền tiểu đường nếu lượng đường trong máu là 140-199mg/dL.
- Xét nghiệm HbA1c (lượng đường trong máu trung bình) sau 2-3 tháng. 5,7-6,4% sẽ được dự đoán là tiền tiểu đường.
Nhận hỗ trợ
Việc giảm cân, chế độ ăn uống, luyện tập sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu có người hỗ trợ bạn. Ngoài lời khuyên, tư vấn của bác sĩ, bạn có thể tìm đến sự giúp đỡ của giáo viên thể dục để hướng dẫn bài tập phù hợp hay sự tư vấn chế độ ăn từ chuyên gia dinh dưỡng. Đơn giản hơn, tham gia các hội, nhóm người có cùng mục tiêu ngăn chặn tiểu đường để cùng chia sẻ thông tin hữu ích, tập luyện cũng là một gợi ý đáng lưu tâm.
Ngoài ra, kiểm soát chỉ số huyết áp, cholesterol cũng nên được chú trọng. Dùng thuốc nếu cần khi có lời khuyên từ bác sĩ. Việc duy trì luyện tập, chế độ ăn uống cũng cần đi kèm với một lối sống kiểm soát căng thẳng, không hút thuốc lá, rượu bia sẽ góp phần xoay chuyển tình trạng tiền tiểu đường.
Bắt đầu ngay và cam kết
Tư duy lập một bản kế hoạch ngăn chặn tiểu đường kết hợp với sự hỗ trợ đúng đắn có thể giúp bạn tạo ra sự thay đổi. Đây là cách để bắt đầu. Chấp nhận rằng bạn sẽ không làm mọi thứ hoàn hảo mỗi ngày, nhưng cam kết sẽ làm hết sức mình. Hãy lựa chọn các hoạt động hàng ngày phù hợp, có lợi nhất cho sức khỏe của bạn. Hãy cố gắng để tạo nên những thay đổi.
Với những người mắc tiền tiểu đường, ngoài việc thay đổi lối sống lành mạnh thì kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thiên nhiên cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả hơn. Sản phẩm Insutrix có chứa phức hợp 3 thảo dược gồm có thân rễ nghệ, hoa hòe và lá mã đề. Insutrix đã được nghiên cứu tiền lâm sàng tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chứng minh tác dụng hạ đường huyết tương đương thuốc tây, lại độ an toàn, không gây tác dụng phụ. Sản phẩm không những hiệu quả trong việc phòng tiến triển thành bệnh tiểu đường mà còn ngăn chặn tiểu đường và các biến chứng.
Xem thêm sản phẩm Insutrix tại đây
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com
Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào