Bệnh nhân tiểu đường – thể dục thể thao thế nào mới tốt
Tập thể dục thể thao luôn được khuyến cáo với bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên ở đối tượng này đôi khi mắc kèm các biến chứng khác nhau nên việc tập luyện cần được kiểm soát chặt chẽ hơn để tránh hạ đường huyết, ngã hay gãy xương. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những lưu ý để giúp bệnh nhân tiểu đường tập luyện đúng cách.
Lợi ích của hoạt động thể dục thể thao với bệnh nhân tiểu đường
Hoạt động thể chất là một phần quan trọng trong việc kiểm soát mức đường huyết của bệnh nhân tiểu đường. Vận động mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe không chỉ là bệnh nhân tiểu đường mà có lợi cho tất cả chúng ta. Các lợi ích có thể kể đến như sau:
- Hạ đường huyết do tiêu tốn glucose cung cấp năng lượng cho hoạt động thể dục thể thao. Vận động nhẹ nhàng sau ăn có tác dụng ngăn chặn sự gia tăng đường huyết nhanh chóng sau ăn.
- Hạ huyết áp
- Cải thiện lưu lượng máu
- Đốt cháy thêm calo với những người tiểu đường thừa cân, béo phì
- Giảm stress, cải thiện tâm trạng, giúp bạn vui tươi hứng khởi
- Ngăn ngừa té ngã và cải thiện trí nhớ ở người lớn tuổi.
- Tập luyện thể thao trong vài tháng sẽ tăng cường sức mạnh cơ bắp ở bệnh nhân tiểu đường
- Có thể cải thiện giấc ngủ, giúp bạn ngủ sâu và ngon hơn.
Với bệnh nhân tiểu đường type 2 thừa cân, béo phì, kết hợp hoạt động thể chất với kế hoạch ăn giảm calo giúp mang lại nhiều lợi ích. Trong nghiên cứu AHEAD: Action for Health trên các đối tượng tiểu đường, 1 người trưởng thành thừa cân mắc bệnh tiểu đường type 2 ăn ít và hoạt động thể chất nhiều hơn có nhiều lợi ích sức khỏe hơn so với những người không thực hiện thay đổi này. Các lợi ích này bao gồm cải thiện mức cholesterol, ngưng thở khi ngủ ít hơn và đi lại nhẹ nhàng hơn.
Tập thể dục an toàn với bệnh nhân tiểu đường
Một số lưu ý nhỏ giúp bệnh nhân tiểu đường tập luyện an toàn:
- Uống nước trước, trong và sau khi tập thể dục để tránh tình trạng mất nước.
- Lên kế hoạch trước khi tập: Nói chuyện với bác sĩ của bạn để lên kế hoạch tập luyện phù hợp: loại hình, thời gian tập luyện, thời gian tốt nhất trong ngày để tập luyện dựa trên lịch trình làm việc, kế hoạch bữa ăn và thay đổi liều insulin để tránh hạ đường huyết.
- Nếu bạn bị tiểu đường type 1, hãy tránh hoạt động thể chất cường độ cao nếu có ketone trong máu hoặc nước tiểu. Ketone là chất mà cơ thể tạo ra khi mức đường huyết quá cao và mức insulin quá thấp.
- Nếu bệnh nhân tiểu đường mắc một trong số các biến chứng sau thì cần hạn chế hoặc không được phép tập thể dục:
- Những người bị biến chứng võng mạc do tiểu đường
- Người bị biến chứng thận tiểu đường như suy thận
- Người có biến chứng về thần kinh (rối loạn thần kinh ngoại biên ở bàn chân,…)
- Người bị đau, tê bì chân tay, hoại tử chân
- Người bị cao huyết áp, bệnh tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim
- Người có lượng đường trong máu cao
- Người bị đau khớp (đầu gối, hông).
Ngăn ngừa đường huyết thấp khi tập thể dục
Hoạt động thể chất có thể gây hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Những trường hợp hay gặp tình trạng hạ đường huyết gồm: bệnh nhân tiểu đường tiêm insulin, hoặc sử dụng một số loại thuốc trị tiểu đường khác như nhóm sulfonylurea. Hạ đường huyết cũng có thể xảy ra sau một thời gian dài tập luyện cường độ cao hoặc nếu bạn đã bỏ bữa ăn trước khi tập. Hạ đường huyết có thể xảy ra trong hoặc đến 24 giờ sau tập luyện.
Lập kế hoạch là chìa khóa để ngăn ngừa hạ đường huyết. Ví dụ, nếu bạn dùng insulin, bác sĩ thường đề nghị bạn giảm liều insulin hoặc ăn một bữa ăn nhẹ với carbohydrate trước, trong hoặc sau khi hoạt động thể chất, đặc biệt là hoạt động cường độ mạnh. Bạn có thể cần kiểm tra mức đường huyết trước, trong và ngay sau khi tập luyện. Tập luyện ở mức độ mà bệnh nhân cảm thấy “có thể tiếp tục nói chuyện” trong khi tập luyện là phù hợp. Mức đường huyết phù hợp vào buổi tối trước khi đi ngủ là khoảng 100mg/dL. Nếu thấp hơn thì bệnh nhân nên ăn nhẹ hoặc uống 1 ly sữa trước khi đi ngủ để tránh hạ đường huyết về đêm.
Chăm sóc đôi chân của bạn
Những người mắc bệnh tiểu đường có thể gặp vấn đề với bàn chân do lưu lượng máu tới chi kém và tổn thương thần kinh do đường huyết cao. Để giúp ngăn ngừa các vấn đề về chân, bạn nên mang giày thoải mái, chăm sóc đôi chân của bạn trước, trong và sau khi hoạt động thể chất.
Tần suất và thời gian tập luyện cho các bài tập thể dục
Tập thể dục có 2 loại chính là thể dục nhịp điệu và bài tập rèn luyện cơ bắp. Thể dục nhịp điệu phổ biến như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội,… là dạng tập luyện tiêu thụ năng lượng bằng cách sử dụng oxy. Bài tập rèn luyện cơ bắp có thể kể đến như tập tạ, hít đất,… Khi sức mạnh cơ bắp tăng, sức mạnh thể chất tăng theo và cải thiện trao đổi chất cơ bản, cơ thể sẽ dễ dàng đốt cháy chất béo.
Theo các chuyên gia, để đạt được hiệu quả tối đa trong tập luyện, bệnh nhân tiểu đường nên kết hợp cả thể dục nhịp điệu và rèn luyện cơ bắp. Thể dục nhịp điệu ít nhất 3 ngày/tuần, mỗi ngày khoảng 30 phút. Khoảng 10.000 bước đi bộ mỗi ngày sẽ giúp tiêu thụ 160-240 kcal. Bài tập rèn luyện cơ bắp nên tập ít nhất 2 ngày/tuần với các bài tập cơ bụng, cơ bắp, hít đất,… Khi tập luyện tuyệt đối không được nín thở hay sử dụng dụng cụ quá nặng vì huyết áp bệnh nhân có thể tăng đột ngột. Nếu muốn giảm cân, bệnh nhân tiểu đường cần thực hiện ít nhất 60 phút hoạt động thể chất mỗi ngày trong 5 ngày/tuần.
Mỗi bệnh nhân có thể trạng khác nhau, tình trạng bệnh, cường độ làm việc khác nhau. Chính vì thế để tập luyện an toàn và hiệu quả bệnh nhân tiểu đường cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
Thêm hoạt động bổ sung vào thói quen hàng ngày của bệnh nhân tiểu đường
Tập thể dục muốn đạt hiệu quả phải duy trì trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân quá bận rộn, không sắp xếp được thời gian tập luyện thì hãy cố gắng vận động bất cứ khi nào có thể. Một số ví dụ về các cách vận động đơn giản tại nhà và khi đi làm:
- Leo cầu thang khi công ty dưới 4 tầng thay vì sử dụng thang máy
- Để xe ở xa vị trí lối vào
- Đi bộ để ăn trưa và sau bữa trưa hãy đi dạo nhẹ nhàng 15 phút
- Đi bộ xung quanh trong khi bạn nói chuyện điện thoại hoặc trong các quảng cáo truyền hình.
- Đi bộ khi mua sắm. Đi xe đạp hoặc đi bộ tới các cửa hàng xa nhà
- Lau dọn sàn nhà, cửa sổ bằng khăn; nếu quần áo ít hãy giặt tay; hút bùi là một cách để tập luyện cơ đùi.
Một số lưu ý nhỏ cho bệnh nhân tiểu đường để việc tập luyện thật hiệu quả
- Hãy tạo cho mình một bản ghi chú để ghi lại thành quả tập luyện của mình sau mỗi ngày. Điều đó sẽ giúp tăng thêm động lực, đồng thời khi có vấn đề về đường huyết nó cũng sẽ giúp được bác sĩ trong chẩn đoán và điều chỉnh chế độ điều trị.
- Hãy tìm cho mình một hay nhiều người đồng hành. Hoạt động nhóm luôn vui hơn một mình đúng không? Tập theo nhóm cũng là một cách tạo động lực cho nhau và duy trì tập luyện hàng ngày. Các bệnh nhân tiểu đường có thể cùng tham gia câu lạc bộ tiểu đường ở phường xã, bệnh viện để cùng nhau sinh hoạt, tập luyện.
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ: các ứng dụng đo lường (đo số bước, nhịp tim) sẽ giúp bệnh nhân ghi lại được số bước tập và kiểm soát nhịp tim của mình. Với bệnh nhân tiểu đường trên 60 tuổi thì số nhịp tim tiêu chuẩn là 100 nhịp/phút và từ 59 tuổi trở xuống thì số nhịp phù hợp là 120 nhịp/phút.
Tập thể dục luôn là một biện pháp không thể bỏ qua trong điều trị tiểu đường. Có rất nhiều cách để có thể duy trì tập luyện hàng ngày chỉ cần có động lực. Và ngoài việc tập luyện thì bệnh nhân cũng cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý và sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tài liệu tham khảo: www.niddk.nih.gov
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com
Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào