Insutrix

Bệnh tiểu đường type 1 và type 2 đều có yếu tố nguy cơ là di truyền. Vậy mẹ mắc bệnh tiểu đường sinh con có bị di truyền không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp lo lắng cho các chị em phụ nữ về vấn đề này.

Mẹ bị bệnh tiểu đường mang thai có di truyền sang con?

Theo các nhà khoa học, tiểu đường có nguy cơ di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong đó tỷ lệ di truyền khác nhau giữa bệnh tiểu đường type 1 và type 2:

  • Bệnh tiểu đường type 1 thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ và những người trẻ tuổi, đa phần liên quan đến hệ tự miễn. Bệnh nhân tiểu đường type 1 sinh ra các tự kháng thể phá hủy tế bào đảo tụy sản xuất insulin.

 Liên quan đến di truyền, nếu cả bố và mẹ đều mắc tiểu đường type 1 thì con sinh ra có tỷ lệ mắc tiểu đường là 30%. Nếu chỉ bố bị tiểu đường type 1 thì nguy cơ con bị di truyền từ bố là 6%. Nếu mẹ mắc tiểu đường type 1 thì tỷ lệ con bị di truyền từ mẹ sẽ khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi của mẹ. Nếu thời điểm sinh con mẹ dưới 25 tuổi thì 4% con sinh ra cũng bị tiểu đường, còn nếu mẹ sinh con ở thời điểm trên 25 tuổi thì nguy cơ con bị tiểu đường giảm xuống 1%.

  • Bệnh tiểu đường type 2 có liên quan nhiều hơn đến lối sống: tăng cân, béo phì, chế độ ăn, lười vận động. Bệnh khởi phát nhiều hơn ở nhóm người trưởng thành trên 30 tuổi. Ngày nay tỷ lệ người mắc đái tháo đường type 2 đang trẻ hóa dần do lối sống vội của giới trẻ. 

Liên quan đến yếu tố di truyền, nguy cơ con cái bị tiểu đường lên đến 75% nếu cả bố và mẹ đều mắc tiểu đường type 2. Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường type 2, tỷ lệ bố mẹ di truyền sang con là 14% nếu thời điểm sinh dưới 50 tuổi trong khi tỷ lệ này giảm xuống 8% nếu thời điểm sinh trên 50. 

Mẹ mắc bệnh tiểu đường mang thai ảnh hưởng đến con như thế nào?

Mẹ mắc bệnh tiểu đường, ngoài nguy cơ di truyền bệnh tiểu đường cho con còn những ảnh hưởng nghiêm trọng khác nếu kiểm soát đường huyết không tốt trong thai kỳ hoặc mang thai khi đường huyết không được kiểm soát tốt. 

Các cơ quan của trẻ như não, tim, thận, phổi bắt đầu hình thành trong 8 tuần đầu thai kỳ. Đường huyết cao tăng nguy cơ dị tật ở trẻ như dị tật ở tim, não và gáy. Đường huyết cao cũng làm tăng nguy cơ sinh non, thai to, hoặc hạ đường huyết và những vấn đề về hô hấp ở trẻ sau sinh. Nguy hiểm hơn mẹ có nguy cơ bị sảy thai, thai chết lưu khi đường huyết cao trong thai kỳ. Do đó, phụ nữ bị tiểu đường cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức liên quan đến việc mang thai khi mắc bệnh tiểu đường cũng như những lưu ý để kiểm soát tốt bệnh trước, trong và sau khi mang thai. 

Phụ nữ bị bệnh tiểu đường phải chuẩn bị gì trước khi mang thai?

Trước khi lên kế hoạch mang thai, cần phải kiểm soát đường huyết ổn định trong vòng 3 tháng. Thậm chí trường hợp khi đường huyết không thể kiểm soát bằng thuốc uống thì tiêm insulin sẽ được yêu cầu. Phụ nữ bị tiểu đường trước khi mang thai phải kiểm tra huyết áp, tình trạng mắt, thận, thần kinh, tuyến giáp, tim mạch và hệ ngoại vi. Chỉ số ketone máu sẽ được bác sĩ yêu cầu khi mức đường huyết của bạn cao. Chỉ số HbA1C là 1 thông số giúp bác sĩ đánh giá được khả năng kiểm soát đường huyết trước khi mang thai. Mục tiêu với phụ nữ bị tiểu đường trước khi mang thai là dưới 6.5%. 

Lưu ý trong quá trình mang thai với phụ nữ bị bệnh tiểu đường

  • Mục tiêu đường huyết trong thời kỳ mang thai đối với bệnh nhân tiểu đường type 2 là: 
  • Đường huyết trước ăn, trước khi ngủ là ≤ 90 mg/dL
  • Đường huyết sau ăn 1h: 130 – 140 mg/dL hoặc thấp hơn
  • Đường huyết sau ăn 2h: ≤ 1200 mg/dL

Với phụ nữ bị tiểu đường type 1, mục tiêu kiểm soát đường huyết cao hơn bởi nhóm bệnh nhân này có nguy cơ bị hạ đường huyết cao hơn. 

  • Chế độ ăn: những bệnh nhân này cần sự giúp đỡ của bác sĩ dinh dưỡng để kiểm soát loại, lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu, thói quen, tình trạng bệnh, các thuốc sử dụng và thói quen vận động. Trong giai đoạn này, phụ nữ cần lượng calo nhiều hơn, protein và các chất dinh dưỡng khác. Do đó, nếu bạn muốn mang thai cần đến gặp bác sĩ dinh dưỡng mỗi 2-3 tháng. 
  • Vận động: vận động giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn, kiểm soát cholesterol, giảm stress, tăng sức khỏe tim mạch, xương khớp, cải thiện sức khỏe cơ bắp và giúp cho cử động khớp được linh hoạt. Trước khi mang thai mục tiêu vận động là 30 phút mỗi ngày ít nhất 5 ngày trong tuần. Trong khi mang thai, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để thay đổi cường độ vận động cho phù hợp. 
  • Không hút thuốc lá, không uống bia rượu
  • Thay đổi thuốc: insulin được chỉ định cho cả phụ nữ bị bệnh tiểu đường type 1 và type 2 trong quá trình mang thai. Thông thường, liều lượng insulin ít nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ, tăng gấp đôi, thập chí gấp 3 vào 3 tháng cuối. 

Phụ nữ bị tiểu đường hoàn toàn có thể sinh ra những em bé khỏe mạnh bình thường nếu kiểm soát tốt bệnh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và các chuyên gia y tế. Ngoài tỷ lệ liên quan đến di truyền không kiểm soát được, các yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống, cân nặng và tập luyện chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát để giảm thiểu tối đa tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ. Do đó, các chị em bị bệnh tiểu đường không nên lo lắng quá nhiều vì căng thẳng, stress cũng tác động xấu tới bệnh tiểu đường. 

 

Tài liệu tham khảo: https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/diabetes-pregnancy

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com

Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33