Bệnh tiểu đường – sát thủ thầm lặng đe dọa 3.5 triệu người việt nam
Năm 2017 tại Việt Nam có 3.5 triệu người mắc bệnh tiểu đường – theo báo cáo của hiệp hội Đái tháo đường thế giới IDF Diabetes Atlas và con số này dự báo tăng đến 6.1 triệu người vào năm 2045. Tốc độ tăng 5.5 % mỗi năm số người mắc đái tháo đường ở Việt Nam. Vậy câu hỏi đặt ra là: “làm thế nào để giảm số bệnh nhân tiểu đường ở Việt Nam?”. Đó không chỉ là thách thức của bộ y tế mà còn là trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam.
Những con số báo động về bệnh tiểu đường
Trong vòng 10 năm tỷ lệ gia tăng đái tháo đường tại Việt Nam là 211%, mỗi ngày có 150 người chết vì bệnh tiểu đường – cao gấp 7 lần số người tử vong vì tai nạn giao thông. Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có 5 triệu người mắc bệnh nhưng có tới 65% bệnh nhân không biết mình mắc bệnh. 85% bệnh nhân phát hiện ra khi đã xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như: tim mạch, suy thận, nhồi máu não, mất trí nhớ, thần kinh, biến chứng bàn chân đái tháo đường. 80% số người chết do biến chứng tim mạch của tiểu đường, 20% số người mắc các biến chứng trên thận của tiểu đường như suy thận có thể dẫn đến chạy thận nhân tạo hay ghép thận. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ tai biến mạch máu não cao hơn 2-4 lần người bình thường.
Bệnh tiểu đường đang trẻ hóa
Theo thống kê của bệnh viện Bạch Mai, bệnh tiểu đường type 2 trước kia thường xuất hiện nhiều ở những người trên 45. Nhưng đáng lo ngại, hiện nay bệnh có xu hướng trẻ hóa dần, số bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 ở độ tuổi 11-15 ngày càng tăng không chỉ ở những thành phố lớn như Hà Nội mà còn ở những tỉnh miền núi như Phú Thọ. Nguyên nhân được chỉ ra do tỷ lệ béo phì, thừa cân đang tăng nhanh ở lứa tuổi này. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường type 2.
Gánh nặng của bệnh tiểu đường đối với kinh tế Việt Nam
Chi phí điều trị tiểu đường, điều trị biến chứng, chi phí nhập viện, đi lại, năng suất lao động khi bệnh nhân và người nhà phải nghỉ làm để đi khám bệnh khiến cho việc điều trị tiểu đường trở thành gánh nặng đối với các gia đình. Theo thống kê, mỗi năm 3-6% ngân sách y tế được trích ra để dành cho việc chữa trị các biến chứng của đái tháo đường. Cũng theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, chi tiêu liên quan đến bệnh tiểu đường ở Việt Nam trung bình là 162,7 USD/1 năm/1 bệnh nhân trong năm 2015. Đây là con số cao hơn cả mức lương trung bình hàng tháng là 150 USD tại Việt Nam.
Những biện pháp giảm thiểu bệnh tiểu đường mà mỗi cá nhân có thể thực hiện
Gánh nặng của đái tháo đường tác động trực tiếp đến sức khỏe và kinh tế của mỗi cá nhân, gia đình. Chính vì thế mỗi người cần có trách nhiệm để phòng ngừa căn bệnh mạn tính nguy hiểm này. 90% bệnh tiểu đường là type 2 – theo các chuyên gia, việc kiểm soát chế độ ăn uống, tập luyện và lối sống hoàn toàn có thể giảm tỷ lệ số bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2. Dưới đây là những lời khuyên về những thói quen tốt mà mỗi người dân có thể thực hiện để bảo vệ mình trước căn bệnh tiểu đường:
- Thói quen giảm nguy cơ tiểu đường:
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường (tinh bột, hoa quả ngọt, bánh ngọt,…)
- Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán, nướng, mỡ động vật, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh. Ngày nay, giới trẻ có xu hướng ăn nhiều đồ ăn nhanh – loại thức ăn này thường chứa nhiều dầu mỡ, đường và có lượng calories rất cao. Theo chuyên gia dinh dưỡng lượng calories khi ăn 1 miếng phô mai phải đi bộ 20km mới tiêu thụ hết.
- Giảm lượng tinh bột từ gạo trắng, thay thế bằng ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch.
- Hạn chế đồ uống có gas, có cồn, nước ngọt
- Tập thể dục 30 phút mỗi ngày ít nhất trong 5 ngày mỗi tuần vừa giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp, xương khớp, vừa giảm tính kháng insulin của tế bào.
- Thiền, yoga giúp giảm căng thẳng, stress. Theo y học, stress kích thích tuyến thượng thận tiết hormone corticoid có tác dụng làm tăng đường huyết.
- Tự trau dồi kiến thức về bệnh tiểu đường để có thể phòng tránh cho bản thân và chăm sóc cho người thân.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện bệnh
- Lời khuyên cho bệnh nhân tiểu đường
Với bệnh nhân tiểu đường, phòng ngừa và hạn chế biến chứng tiểu đường – chiếm phần lớn trong chi phí điều trị, là nguyên nhân dẫn đến nhập viện, tử vong là mục tiêu điều trị. Ngoài lối sống lành mạnh như đề cập phía trên, bệnh nhân cần:
- Kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp tại nhà, kịp thời đi khám bác sĩ khi các chỉ số trên tăng bất thường.
- Tuân thủ dùng thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Với những bệnh nhân tiểu đường cao tuổi, con cái cần quan sát kĩ về tình trạng sức khỏe của bố mẹ và là người kiểm soát việc dùng thuốc của bệnh nhân. Vì những bệnh nhân cao tuổi thường hay quên, và không nhận biết được những tổn thương trên cơ thể mình như: vết thương ở bàn chân, bàn tay nếu không phát hiện sớm và điều trị sẽ dễ bị nhiễm trùng và hoại tử.
Để chiến đấu với căn bệnh tiểu đường nguy hiểm này cần sự nỗ lực của toàn dân Việt Nam từ nhân viên y tế đến các nhà khoa học và cả người dân. Các nhà khoa học Việt đang ngày ngày nghiên cứu để tìm ra những sản phẩm từ dược liệu Việt giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường. Mới đây, Thạc sỹ Dược học Dương Thị Mộng Ngọc, Nguyên Giám đốc Trung tâm Sâm và Dược liệu TP Hồ Chí Minh, đã dành tâm huyết để nghiên cứu ra sản phẩm Insutrix, có chứa phức hợp thảo dược gồm nghệ, mã đề, hoa hòe.
Sản phẩm Insutrix đã được nghiên cứu tiền lâm sàng và chứng minh tác dụng hạ đường huyết tương đương thuốc tây bởi PGS.TS Đỗ Thị Hồng Tươi và cộng sự tại trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
Insutrix vừa có tác dụng hạ đường huyết, vừa giúp hạ cholesterol máu và ngăn ngừa biến chứng. Hi vọng những nỗ lực và tâm huyết của các nhà khoa học Việt sẽ đem lại hiệu quả tốt trong việc kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường.
Xem thông tin chi tiết sản phẩm Insutrix tại đây:
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com
Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào