Bí quyết sống chung với đái tháo đường
Đái tháo đường là một trong số những căn bệnh rối loạn chuyển hóa phổ biến nhất. Dù y học hiện đại vẫn chưa thể “diệt tận gốc” căn bệnh này. Nếu không may mắc đái tháo đường, bệnh nhân nên cần chú ý hơn trong sinh hoạt. Hãy lưu ý thực hiện những điều dưới đây để có thể sống “hòa bình” với tiểu đường.
1. Hiểu đúng về chỉ số đường huyết
Chúng ta cần hiểu rằng chỉ số đường huyết là một chỉ số biến thiên liên tục trong ngày, muốn kiểm soát được bệnh đái tháo đường thì người bệnh phải nắm rõ chỉ số này.
Đường huyết cũng như huyết áp vậy, nếu chúng ta đo 2 lần bằng máy thử cách nhau 20-30 phút cũng sẽ cho ra chỉ số khác nhau đáng kể. Đường huyết lúc đói sẽ thấp và lúc sau ăn chỉ số sẽ cao. Chính vì vậy mà người bệnh phải đo thường xuyên hàng ngày để tìm ra thông số đường huyết ổn định của cơ thể mình. Có nhiều trường hợp chỉ qua khám sức khỏe định kỳ xét nghiệm máu ra chỉ số đường huyết cao đã ngộ nhận mình bị bệnh Đái tháo đường và tìm phương pháp điều trị.
Muốn khắc phục tình trạng này, mỗi gia đình nên trang bị cho mình một máy đo đường huyết và tự mình kiểm tra hàng ngày là cách tốt nhất để biết chỉ số Glucose có nằm trong giới hạn an toàn hay không. Tìm hiểu thêm về các loại máy hỗ trợ đo đường huyết tại đây
2. Tuân thủ nghiêm phác đồ điều trị
Điều đầu tiên và quan trọng nhất để có thể sống “hòa bình” với bệnh đái tháo đường là phải tuân thủ nghiêm phác đồ điều trị của bác sĩ đặt ra. Có bệnh thì phải dùng thuốc để điều trị, khi dùng thuốc thì phải sử dụng đúng liều, đúng thời điểm và tuyệt đối không được uống theo cảm hứng hay bỏ dở giữa chừng.
Hơn nữa để quá trình điều trị thực sự có hiệu quả, bạn cần tái khám đúng hẹn để thực hiện các xét nghiệm sinh hóa, giúp bác sĩ đánh giá, sàng lọc và điều chỉnh phương thức điều trị một cách sát sao hơn dựa trên tiến triển của bệnh.
3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Đái tháo đường là căn bệnh do rối loạn chuyển hóa mà thành, vậy nên nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh bệnh chính là chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Nguyên tắc cơ bản là bạn cần tránh thực phẩm có lượng đường lớn, chất béo cao và nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
Theo lời khuyên của bác sĩ, mỗi ngày bạn nên chia bữa ăn của mình thành nhiều bữa nhỏ. Thường là 3 bữa chính và 1 – 3 bữa phụ trong ngày, không nên để bụng quá đói hoặc quá no. Chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn cũng cần phải đảm bảo cung cấp hài hòa, điều độ và quan trọng là nên ăn đúng giờ.
Các loại thực phẩm nhiều đường sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao và khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều đường như các loại bánh ngọt, trái cây khô, nước ép trái cây,… và thay bằng việc thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin sẽ rất tốt cho cơ thể như các loại đậu, trái cây ít ngọt như táo, lê, bưởi,..; rau xanh như súp lơ xanh, cà rốt, rau chân vịt,…
Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và đồ chế biến sẵn, đồ đóng hộp dễ gây tăng mỡ máu khiến cho bệnh phát triển phức tạp hơn. Do đó bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm như nội tạng động vật, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn đóng hộp.
4. Tập luyện thể thao thường xuyên
Thường xuyên tập thể dục thể thao sẽ giúp tinh thần thoải mái, nâng cao sức đề kháng, độ dẻo dai cho cơ thể để đẩy lùi bệnh tật. Khi vận động, các cơ chuyển động sẽ sử dụng Glycogen, tiêu hao mỡ thừa. Bạn có thể lựa chọn thực hiện bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp,… hoặc đơn giản chỉ là tăng cường vận động dọn dẹp nhà cửa, làm vườn, đi cầu thang bộ… Chỉ cần dành thời gian 30 phút mỗi ngày để luyện tập là cơ thể bạn đã được bổ sung một liều thuốc rất có lợi. Tham khảo một số bài tập thể dục phù hợp với bệnh nhân tiểu đường tại đây
5. Luôn có một tinh thần lạc quan để sống khỏe
Tâm lý là liều thuốc không kém phần quan trọng giúp chiến thắng mọi bệnh tật. Một tâm trạng ủ rũ, mệt mỏi, luôn lo lắng, cáu gắt… có thể làm hủy hoại bất cứ loại thuốc nào mà bạn dung nạp vào cơ thể. Do vậy, nếu muốn đấu tranh với bệnh tật, hãy luôn tạo cho mình một tinh thần luôn lạc quan yêu đời. Khi bạn suy nghĩ lạc quan mọi thứ sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, kể cả bệnh tật. Nếu duy trì thói quen sống lành mạnh, bạn có thể kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả bằng những thay đổi nhỏ mỗi ngày.
6. Sử dụng thực phẩm chức năng nguồn gốc thảo dược
Kiểm soát đường huyết bằng ăn uống và vận động thôi là chưa đủ. Người bệnh có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên để hỗ trợ điều trị.
Nhiều nghiên cứu về các loại thảo dược như: Mã đề, Hoa hòe, Nghệ củ tại các nước Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc… đã cho thấy tác dụng giúp ổn định đường huyết rất tốt. Do các loại thảo dược này giúp tuyến tụy phục hồi chức năng, tăng tiết Insulin.
Nghiên cứu này đã được Thạc sỹ Dược học Dương Thị Mộng Ngọc phát triển và ứng dụng trong viên tiểu đường Insutrix – sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ điều trị biến chứng bệnh đái tháo đường. Insutrix với thành phần hoàn toàn “xanh”, tạo thành phức hợp thảo dược của Mã đề, Hoa hòe, Nghệ với tỉ lệ “vàng”, hiệp đồng tác dụng, mang lại hiểu quả hạ đường huyết tối ưu, đồng thời có tác dụng giảm mỡ máu, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
Insutrix đã được nghiên cứu tiền lâm sàng tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chứng minh tác dụng hạ đường huyết tương đương thuốc tây, lại an toàn, không gây tác dụng phụ trên gan, thận khi dùng lâu dài
Chúng ta không thể thay đổi những thói quen gây hại trong quá khứ để ngăn cản đái tháo đường xuất hiện. Nhưng chỉ cần tuân thủ tốt điều trị, lưu ý chế độ ăn uống và vận động phù hợp. Cùng với sự hỗ trợ của Insutrix và luôn có một tinh thần lạc quan, vui vẻ. Bạn hoàn toàn có thể sống chung với căn bệnh tiểu đường phổ biến này. Hãy kiên trì thực hiện những thay đổi nhỏ mỗi ngày để có thể kiểm soát đái tháo đường hiệu quả.
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com
Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào