Các loại insulin đang được dùng điều trị bệnh tiểu đường ngày nay
Insulin là hormone quan trọng trong việc điều hoà đường huyết của cơ thể. Đây là hormone được lựa chọn phổ biến nhất và là lựa chọn duy nhất trong điều trị bệnh tiểu đường, khi tuỵ không còn sản xuất được insulin.
- Insulin là gì?
Insulin là một loại hormone giúp điều hoà đường huyết của cơ thể. Hormone này sinh ra từ các tế bào beta của đảo tuỵ. Khi đường huyết tăng, một tín hiệu sẽ truyền tới tuyến tuỵ đề sản xuất Insulin. Insulin sẽ kích thích tất cả các tế bào hấp thu glucose từ máu làm năng lượng, giúp lượng Glucose máu về mức bình thường.
- Insulin dùng khi nào?
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất. Đặc điểm của bệnh là tăng glucose huyết do tiết không đủ lượng insulin cần thiết, do tác động của insulin, hoặc cả hai. Có 4 loại tiểu đường: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường thai kỳ và thể bệnh chuyên biệt của tiểu đường (tiểu đường sơ sinh, tiểu đường do thuốc, hoá chất,…). Trong đó:
Tiểu đường tuýp 1 do tế bào beta tuỵ không còn sản xuất insulin cho cơ thể. Dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối. Vì vậy, cần tiêm insulin cho bệnh nhân để duy trì cuộc sống. Cho nên, tiểu đường tuýp 1 còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin. Chủ yếu gặp ở người trẻ tuổi.
Tiểu đường tuýp 2 do tế bào beta tuỵ giảm chức năng, cơ thể giảm đáp ứng với insulin (đề kháng insulin, thiếu insulin tương đối). Ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, đa số insulin được sản xuất quá liều lượng trong cơ thể để ổn định đường huyết. Bệnh có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt phối hợp dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Việc insulin được sản xuất quá nhiều sẽ làm tế bào beta tuỵ bị suy giảm, tổn thương. Nếu lượng insulin do tuỵ tiết ra không được kiểm soát tốt, theo thời gian, sẽ khiến người bệnh phải phụ thuộc vào liệu pháp điều trị bằng insulin. Tiểu đường tuýp 2 thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên.
Insulin được sử dụng ở cả bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và cả tiểu đường tuýp 2 khi có triệu chứng thiếu insulin hoặc không kiểm soát được glucose huyết dù đã ăn uống luyện tập và phối hợp nhiều loại thuốc viên theo đúng chỉ dẫn. Ngoài ra, bệnh tiểu đường tuýp 2 khi mới chẩn đoán nếu glucose huyết tăng rất cao cũng có thể dùng insulin để ổn định glucose huyết. Sau đó sẽ dùng các loại thuốc điều trị tăng glucose huyết khác.
- Các loại insulin đang được dùng để điều trị đái tháo đường hiện nay
Bản chất của insulin là protein vì vậy không có dạng thuốc uống (do bị phân huỷ bởi men tiêu hoá) mà phải tiêm bằng bút, ống bơm hay ống tiêm insulin. Ở mức độ tế bào, các loại insulin trên thị trường hiện nay đều có tác dụng tương đương nhau, chỉ khác nhau ở thời điểm bắt đầu có tác dụng và thời gian duy trì tác dụng của nó.
Theo cấu trúc phân tử, insulin được chia làm 2 loại: là insulin người và insulin analog. Trong đó Insulin analog có thay đổi cấu trúc so với ban đầu bằng cách thay thế một vài acid amin hoặc gắn thêm chuỗi polypeptide để thay đổi dược tính.
Đặc điểm | Insulin người | Insulin analog |
Phương pháp tổng hợp | Tái tổ hợp ADN | |
Cấu trúc của Insulin | Không thay đổi | Thay đổi |
Đặc điểm | Rất tinh khiết It gây dị ứng và đề kháng do tự miễn và loạn dưỡng mô mỡ tại chỗ tiêm. Có thể mang theo khi đi du lịch miễn là tránh nhiệt độ rất nóng hoặc rất lạnh.
| Khó tinh khiết Ít gặp các phản ứng tại chỗ tiêm (Đau đỏ, mề đay, sưng, ngứa). |
Một số loại Insulin | Insulin thường (regular insulin), NPH (Neutral Protamine Hagedorn). | Degludec, Aspart, Lispro, Determir,… |
Theo cơ chế tác dụng, insulin được chia làm 4 loại: Insulin tác dụng nhanh, ngắn; Insulin tác dụng trung bình, trung gian; Insulin tác dụng chậm, kéo dài; và Insulin trộn, hỗn hợp.
3.1. Insulin tác dụng nhanh, ngắn:
Dạng insulin này có thời gian bắt đầu tác dụng khoảng 30 đến 60 phút, tác dụng kéo dài từ 5 đến 7 tiếng. Trước khi tiêm, bệnh nhân cần lưu ý phải nạp đủ lượng carbohydrat trong phần đầu của bữa ăn.
Ví dụ:
– Insulin người: là loại tinh thể insulin zinc hoà tan. Thuốc có thể truyền tĩnh mạch khi điều trị cấp cứu hôn mê do nhiễm ceton acid, tăng áp lực thẩm thấu máu, khi phẫu thuật.
– Insulin Aspart: Thay thế proline ở vị trí B28 bằng aspartic acid.
– Insulin Lispro: proline ở vị trí B28 đổi chỗ với lysine ở vị trí B29.
– Insulin Glulisine: Asparagine ở vị trí B3 được thay thế bằng lysine và lysine ở vị trí B29 được thay thế bằng glutamic acid.
3.2. Insulin tác dụng trung bình, trung gian:
NPH (Neutral Protamine Hagedorn hoặc Isophane Insulin): thuốc có tác dụng kéo dài nhờ phối hợp 2 phần insulin zinc hòa tan với 1 phần protamine zinc insulin. Sau khi tiêm dưới da, thuốc bắt đầu tác dụng sau 2-4 giờ. Thuốc có tác dụng mạnh nhất sau 6-7 giờ và thời gian kéo dài khoảng 10-20 giờ. Thường cần tiêm 2 lần một ngày để đạt hiệu quả kéo dài.
3.3. Insulin tác dụng chậm, kéo dài:
– Insulin glargine: là dung dịch trong, pH acid. Khi tiêm dưới da, thuốc sẽ lắng đọng thành các phân tử nhỏ được phóng thích từ từ vào máu. Thuốc kéo dài tác dụng 24 giờ, không có đỉnh cao tác dụng rõ rệt trong máu, khi tiêm 1 lần trong ngày sẽ tạo một nồng độ insulin nền. Thuốc không được trộn lẫn với insulin người.
– Insulin analog detemir: tác dụng 24 giờ và có thể tiêm dưới da 1-2 lần/ngày để tạo nồng độ insulin nền. Thuốc sử dụng được cho phụ nữ có thai.
– Insulin degludec: có phenol và kẽm, ở dạng dihexamer, nhưng khi tiêm dưới da, chúng kết hợp thành những chuỗi multihexamer rất lớn rồi phân tán rất chậm ở mô dưới ra và các phân tử insulin monomer được phóng thích từ từ vào máu với nồng độ ổn định. Thời gian bán hủy của thuốc là 25 giờ. Thuốc bắt đầu tác dụng 30-90 phút sau khi tiêm dưới da và kéo dài tác dụng hơn 42 giờ.
3.4. Insulin trộn, hỗn hợp:
Insulin trộn sẵn gồm 2 loại tác dụng nhanh và tác dụng dài trong một lọ hoặc một bút tiêm. Thuốc sẽ có 2 đỉnh tác dụng, insulin tác dụng nhanh để chuyển hóa carbohydrat trong bữa ăn và insulin tác dụng dài để tạo nồng độ insulin nền giữa các bữa ăn.
Hiện có các loại: Insulin Mixtard 30 (70% insulin isophane/30% insulin hòa tan); Novomix 30 (70% insulin aspart kết tinh với protamin/30% insulin aspart hòa tan); Ryzodeg (70% insulin degludec/30% insulin aspart); Humalog Mix 70/30 (70% NPL(neutral protamine lispro)/30% Insulin Lispro); Humalog Mix 75/25 (75% NPL/25% Insulin Lispro); Humalog 50/50 (50% NPL/50% Insulin Lispro)
- Tiêm Insulin như nào?
Insulin là thuốc có tác dụng hạ glucose huyết mạnh nhất. Có thể giảm HbA1c quá mức nếu dùng quá liều. Insulin chỉ được tiêm dưới da (ngoại trừ trường hợp cấp cứu), vị trí tiêm là ở bụng, phần trên cánh tay, đùi. Bạn nên tránh tiêm vào vết tiêm cũ để hạn chế biến chứng hoại tử da vùng tiêm. Sự hấp thu Insulin diễn ra tùy tình trạng bệnh nhân và vị trí tiêm. Liều dùng cũng tuỳ tình trạng bệnh của mỗi người. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm để tránh những phản ứng phụ gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Tác dụng/phản ứng phụ khi tiêm insulin là gì?
Khi tiêm insulin, bạn có thể gặp những tác dụng phụ sau:
5.1. Mất khả năng sản sinh insulin nội sinh
Khi tiêm insulin vào cơ thể, vô hình chung làm tế bào tụy giảm kích thích tiết insulin
tự nhiên. Lâu ngày, sẽ làm tụy mất khả năng sản sinh insulin nội sinh.
5.2. Hạ đường huyết:
Đây là tác dụng phụ hay gặp nhất khi tiêm insulin, có thể gặp khi tiêm quá liều insulin, bỏ bữa ăn hoặc ăn muộn sau tiêm insulin, vận động nhiều… Dấu hiệu nhận biết tác dụng phụ này là: đói, bồn chồn, hoa mắt, vã mồ hôi, tay chân lạnh, mệt mỏi, thường xuyên ngáp.
Khi glucose huyết xuống đến khoảng 54 mg/dL (3 mmol/L) bệnh nhân thường có các triệu chứng cường giao cảm (tim đập nhanh, hồi hộp, đổ mồ hôi, lạnh run) và đối giao cảm (buồn nôn, đói). Nếu các triệu chứng này không được nhận biết và xử trí kịp thời, glucose huyết giảm xuống dưới 50 mg/dL (2,8 mmol/L) sẽ xuất hiện các triệu chứng thần kinh. Ví dụ: bứt rứt, lú lẫn, nhìn mờ, mệt mỏi, nhức đầu, nói khó. Glucose huyết giảm hơn nữa có thể dẫn đến hôn mê, co giật, thậm chí gây tử vong.
Vì vậy, sau khi tiêm, nếu bạn thấy đói, bồn chồn, hoa mắt, vã mồ hôi, tay chân lạnh, cần báo ngay với bác sĩ (nếu được), đo glucose huyết ngay (nếu có máy) và ăn 1-2 viên đường (hoặc miếng bánh ngọt, kẹo ngọt, sữa,…)
Nếu bạn không có khả năng tự theo dõi glucose huyết. Ví dụ người già, không có máy thử đường, rối loạn tâm thần, nhiều bệnh đi kèm, biến chứng nặng (suy thận mạn giai đoạn cuối, tai biến mạch máu não…) thì bạn không nên tự ý dùng insulin nếu không có chỉ định của bác sĩ.
5.3. Tăng đường huyết
Khi quá liều insulin làm hạ đường huyết, cơ thể sẽ điều hoà ngược bằng cách phóng thích các hormone (Glucagon,catecholamine,..) gây tăng đường huyết. Hiện tượng này dễ nhầm lẫn với trường hợp tiêm thiếu liều insulin. Bạn cần khám bác sĩ để biết rõ nguyên nhân và điều chỉnh liều insulin thích hợp.
5.4. Các phản ứng khác:
Dị ứng insulin (hiếm gặp); Loạn dưỡng mô mỡ (teo mô mỡ hoặc phì đại mô mỡ. Phòng ngừa bằng cách chuyển vị trí tiêm); Tăng cân…
Vì những tác dụng không mong muốn của Insulin mà các sản phẩm từ thảo dược đang được ưa chuộng cho người bệnh nhân tiểu đường do ít tác dụng phụ.
Trong 5 năm trở lại đây, với công nghệ hiện đại, các nhà khoa học Mỹ đã mở ra một cánh cửa mới trong điều trị bệnh tiểu đường. Dựa trên việc tìm ra những hợp chất rất quý lần đầu được biết đến trong nghệ củ, hòe hoa và mã đề. Insutrix với sự kết hợp bộ ba này cùng công nghệ bào chế hiện đại sẽ mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị tuyệt vời đối với bệnh đái tháo đường.
Insutrix được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của Thạc sỹ Dương Thị Mộng Ngọc, nguyên Giám đốc trung tâm Sâm và Dược liệu TP HCM, có chứa phức hợp thảo dược gồm: lá mã đề, thân rễ nghệ và hoa hòe, giúp ngăn ngừa tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường tuýp 2. Insutrix đã được nghiên cứu tiền lâm sàng tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chứng minh tác dụng hạ đường huyết tương đương thuốc tây, lại an toàn, không có tác dụng phụ khi dùng lâu dài.
Bệnh nhân có thể tham khảo thêm sản phẩm tại đây.
Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán điều trị đái tháo đường 2017 của Bộ Y Tế
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com
Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
- Chưa xem sản phẩm nào