Insutrix

Tiền tiểu đường là khi lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đạt đến ngưỡng của bệnh tiểu đường. Triệu chứng bệnh không rõ ràng nên các dấu hiệu thường bị bỏ qua, cho đến khi phát hiện tình cờ khi đi khám bệnh khác hoặc khám sức khỏe định kỳ.

Nguyên nhân dẫn đến tiền tiểu đường

Thông thường, cơ thể tạo ra một loại hormone gọi là insulin để giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Khi bạn bị tiền tiểu đường, hệ thống đó không hoạt động tốt. Cơ thể có thể không thể tạo đủ insulin sau khi ăn hoặc không đáp ứng với insulin đúng cách. Không có đủ insulin, glucose dư sẽ ở lại trong máu thay vì đi vào tế bào.

Dấu hiệu cảnh báo tiền tiểu đường

Triệu chứng

Tương tự như những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, tiền tiểu đường cũng không có triệu chứng rõ ràng. Bạn có thể thấy mình khát nước nhiều hơn, đi tiểu nhiều hơn hoặc mờ mắt, mệt mỏi cực độ. Bạn cũng có thể cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi sau ăn no hay đơn giản là thèm đồ ăn nhiều đường, chất béo, muối.

Yếu tố nguy cơ

Có những dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn có nguy cơ cao dẫn đến kháng insulin hoặc tiền tiểu đường. Yếu tố đó có thể do di truyền hay lối sống. Hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên nếu bạn thuộc nhóm sau:

  • Có tiền sử gia đình mắc tiểu đường: Nếu một thành viên ruột thịt trong gia đình được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường hoặc tiểu đường tuýp 2 thì bạn cũng có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn. Theo WHO, bệnh tiểu đường không phải bệnh truyền nhiễm nhưng có thể di truyền. Các nghiên cứu thuộc Hiệp hội về bệnh tiểu đường Hoa Kì cũng cho thấy bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể bị ảnh hưởng bởi gen di truyền. Ngoài ra, bạn cũng có thể thừa hưởng lối sống từ gia đình. Tuy nhiên, chúng tương tác với các yếu tố môi trường và làm ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh của bạn.
  • Tuổi: Càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc tiền tiểu đường càng cao. Tuổi trung niên và cao niên vẫn đối mặt với nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 cao nhất. Tuổi từ 45 đến 64 là nhóm tuổi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường nhiều nhất. Từ 65 tuổi trở nên bệnh tiểu đường phát triển với tốc độ nhanh hơn.
  • Thừa cân, béo phì, kích thước vòng eo lớn. Để duy trì đường huyết ở người béo phì như bình thường thì cần nhiều insulin hơn. Tế bào gan tăng sản xuất glucose trong khi tế bào cơ và mô mỡ lại giảm tiếp nhận glucose, gây tăng đường huyết. Để thích nghi, tuyến tụy tăng cường sản xuất insulin. Lượng đường và mỡ tăng trong máu kéo dài dẫn tới suy giảm chức năng tuyến tụy, lượng insulin tiết ra giảm sút dần theo thời gian. Ngoài ra, thừa cân, béo phì có thể dẫn đến kháng insulin của cơ thể, là nguyên nhân dẫn đến tiến triển tiền tiểu đường.    
  • Thói quen lười vận động: phần cơ xương khớp của cơ thể chính là cơ quan sử dụng đến lượng đường chúng ta nạp vào hàng ngày nhiều nhất. Thường xuyên không vận động trong thời gian dài, sẽ làm giảm sự hấp thụ đường cũng như nhu cầu glucose, từ đó dẫn đến teo cơ, tổ chức cơ bắp tăng lượng mỡ thừa, dẫn đến béo phì và kháng insulin.
  • Người huyết áp cao, có mức cholesterol bất thường: có mối liên quan mật thiết giữa việc tăng đường huyết, huyết áp cao và mỡ máu. Người mắc kết hợp bệnh huyết áp cao, mức cholesterol bất thường và thừa cân thì khả năng bị tiền tiểu đường càng cao.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Theo một nghiên cứu, những phụ nữ bị PCOS có khả năng bị tiểu đường gấp 4 lần so với người không có tình trạng này. PCOS có nguy cơ kháng lại hoạt động của insulin, cơ thể khi ấy sẽ sản xuất nhiều insulin hơn. Điều này gây ra glucose tích tụ trong máu, có thể gây ra lượng đường trong máu cao.
  • Tiền sử tiểu đường thai kỳ hoặc em bé sinh ra nặng hơn 4kg: Tiểu đường thai kỳ có thể tự hết sau khi sinh con. Tuy nhiên, không kiểm soát tốt đường huyết trong khi mang thai thì nguy cơ lượng đường trong máu lại tăng cao trong lần mang thai tiếp theo hoặc sẽ theo bạn cả đời.   
  • Chủng tộc: Nếu bạn là người Latinh, Mỹ gốc Phi, gốc châu Á, gốc Ấn Độ và Thái Bình Dương.

Ngoài những yếu tố nguy cơ kể trên, bạn cũng cần lưu ý những thứ góp phần vào tình trạng kháng insulin bao gồm:      

  • Một số thuốc như glucocorticoids, một số thuốc chống loạn thần, thuốc điều trị HIV
  • Rối loạn nội tiết tố chẳng hạn như hội chứng Cushing
  • Gặp vấn đề về giấc ngủ, stress

Tiến hành xét nghiệm máu để biết chính xác có bị tiền tiểu đường hay không?

Khi cơ thể bạn có những triệu chứng bất thường hay thuộc nhóm nguy cơ cao, khám sức khỏe tiến hành làm xét nghiệm máu định kỳ là cần thiết. Nó giúp bạn biết được lượng đường huyết của bạn cụ thể là bao nhiêu. Có 3 loại xét nghiệm sẽ được tiến hành tùy theo chỉ định của bác sĩ: 

  • Xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc đói, sau ăn 8 tiếng. Người có chỉ số đường huyết lúc đói là 110-126mg/dL (giá trị bình thường là  100mg/dL) là bệnh tiền tiểu đường. Tuy nhiên, chỉ số đo được 100-109mg/dL là giá trị cao bình thường.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT) cũng có thể phát hiện bệnh tiền tiểu đường và thực hiện khi chỉ số đường huyết lúc đói là giá trị cao bình thường. Glucose huyết tương ở thời điểm 2h sau khi làm nghiệm pháp dung nạp bằng đường uống hòa tan 75g glucose là 140-200mg/dL (bình thường là < 140mg/dL).
  • Xét nghiệm Hemoglobin A1C (lượng đường trong máu trung bình) HbA1c từ 5,7-6,4% (tương đương 39-47 mmol/mol) thì được chẩn đoán tiền tiểu đường.

Việc làm đơn giản giúp phòng tránh nguy cơ mắc tiền tiểu đường

Khi có những cảnh báo nguy cơ, bạn không nên xem thường, hãy thay đổi lối sống từ những việc đơn giản nhất:

  • Giảm 5-7% trọng lượng cơ thể đã mang đến sự thay đổi khác biệt.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày, lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp với thể trạng bản thân.
  • Chế độ ăn giàu chất xơ, ít calo, tinh bột, chất béo.

Theo thời gian, tiền tiểu đường có thể tiến triển thành tiểu đường tuýp 2. Tiền tiểu đường khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh tim đột quỵ. Khi chuyển thành bệnh tiểu đường, việc kiểm soát biến chứng rất khó khăn. Bạn không thể thay đổi yếu tố rủi ro từ di truyền, tiền sử gia đình, tuổi tác nhưng bạn có thể thay đổi lối sống, cân nặng, hoạt động thể chất để xoay chuyển tình trạng tiền tiểu đường hay ngăn chặn bệnh tiểu đường.  

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com

Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33