Insutrix

 

  1. Chỉ số HbA1C trong bệnh tiểu đường là gì?

A1C là xét nghiệm máu cung cấp thông tin về mức đường huyết trung bình trong vòng 3 tháng. Chỉ số A1C còn được gọi là HbA1c hay xét nghiệm hemoglobin glycosyl hóa. Hb là thành phần của tế bào hồng cầu. Glucose liên kết với Hb trong tế bào máu và chỉ số A1C được xác định dựa trên mức độ gắn của glucose với Hb. Nếu glucose máu cao, số lượng phân tử glucose liên kết với Hb sẽ tăng. Như vậy A1C hay HbA1c đo lường số lượng Hb liên kết với glucose máu và phản ánh mức đường máu trung bình 3 tháng vừa qua trên tổng số Hb. 

HbA1C có đơn vị %, chỉ số bình thường là dưới 5.7%.

  1. Ý nghĩa của chỉ số HbA1C trong bệnh tiểu đường

Bác sĩ hay các chuyên gia y tế có thể sử dụng chỉ số HbA1C đơn độc hoặc kết hợp với các xét nghiệm tiểu đường khác để chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2 và tiền tiểu đường. Nếu bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng của bệnh tiểu đường nhưng chỉ số HbA1c thể hiện bệnh nhân bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, xét nghiệm HbA1c sẽ được kiểm tra lặp lại vào một ngày khác hoặc sử dụng kết hợp thêm xét nghiệm đường máu để chẩn đoán tiểu đường. Với ý nghĩa đánh giá được mức đường huyết trung bình trong vòng 3 tháng qua, chỉ số HbA1C cũng là xét nghiệm được các bác sĩ sử dụng để xác định xem phụ nữ có bị tiểu đường không được chẩn đoán trước khi mang thai hay không? Vì tiểu đường type 2 thường tiến triển rất âm thầm và khó nhận biết nên việc chẩn đoán trước khi mang thai sẽ giúp bác sĩ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp giúp kiểm soát những nguy cơ rủi ro với cả mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh: sinh non, tiền sản giật, thai to,…

Chẩn đoánGiới hạn HbA1C (%)
Bình thường<5.7
Tiền tiểu đường5.7 ≤ HbA1C ≤ 6.4
Tiểu đường≥ 6.5

  Với bệnh nhân tiểu đường, chỉ số HbA1C còn cho biết mức độ kiểm soát đường huyết của bệnh nhân trong 3 tháng vừa qua. Là cơ sở cho bác sĩ điều chỉnh liều lượng thuốc điều trị tiểu đường hoặc kết hợp nhiều hơn 1 loại thuốc nếu chỉ số này cao.

 

Giới hạn HbA1C (%)Mức độ kiểm soát đường huyết
HbA1C ≤ 6.5Tốt
6.5 < HbA1C ≤ 7.5Chấp nhận được
HbA1c >7.5Kém

Mỗi bệnh nhân tiểu đường đều có mục tiêu HbA1C khác nhau trong điều trị, phụ thuộc vào tiền sử tiểu đường và tình trạng sức khỏe chung của họ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh nhân tiểu đường có thể giảm nguy cơ mắc các biến chứng bệnh tiểu đường khi kiểm soát HbA1C dưới 7%. Tuy nhiên, chỉ số này có thể không phải là mức an toàn với một vài bệnh nhân khác. Có trường hợp, bệnh nhân kiểm soát HbA1C dưới 7% có thể xảy ra tình trạng hạ đường huyết. 

Kiểm soát đường huyết không nghiêm ngặt hoặc chỉ số HbA1C từ 7 – 8% thậm chí cao hơn có thể phù hợp với những đối tượng bệnh nhân sau:

  • Tuổi thọ dự tính hạn chế
  • Bị tiểu đường lâu năm và gặp khó khăn để đạt tới mức đường huyết/HbA1C thấp hơn
  • Tiền sử hạ đường huyết nghiêm trọng hoặc không có khả năng nhận biết những dấu hiệu hạ đường huyết
  • Biến chứng tiểu đường như: bệnh thận mãn tính, biến chứng thần kinh hoặc biến chứng tim mạch.

Chỉ số HbA1c không dự đoán được những biến chứng của bệnh tiểu đường nhưng kiểm soát tốt chỉ số này sẽ hỗ trợ giảm biến chứng tiểu đường. Theo các chuyên gia, khi bệnh nhân tiểu đường type 2 giảm được 1% chỉ số HbA1c có thể giảm 19% nguy cơ bị đục thủy tinh thể, giảm 16% khả năng bị suy tim và 43% nguy cơ bị cắt chân do hoại tử. 

  1. Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số HbA1C

Những thay đổi về số lượng hồng cầu và đời sống hồng cầu ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số HbA1C. Một số tình trạng bệnh lý như mất máu, bệnh nhân suy thận điều trị với các thuốc kích tăng sinh hồng cầu, truyền máu, lọc máu làm thay đổi chỉ số HbA1C. Chỉ số này có thể tăng giả ở những bệnh nhân có chỉ số sắt trong máu thấp.

  1. Chỉ số HbA1C có thể hiện những thay đổi mức đường máu trong thời gian ngắn

Hemoglobin bị glycosyl hóa không xảy ra ngay lập tức khi các tế bào hồng cầu được hình thành, phải mất một thời gian sau đó. Bên cạnh đó glycated hemoglobin cũng không ngay lập tức bị loại bỏ khi kiểm soát đường huyết tốt hơn, nó sẽ tiếp tục tồn tại trong máu tới khi các tế bào hồng cầu chết đi (tuổi thọ tế bào hồng cầu thường từ khoảng 60 đến 120 ngày). Do đó, khi thay đổi kiểm soát trong một thời gian ngắn trước khi kiểm tra, sự thay đổi sẽ không được phản ánh nhiều trong giá trị HbA1c. Những thay đổi trong giá trị HbA1c sẽ được xác nhận chính xác trong đợt kiểm tra tiếp theo. Nếu muốn xem xét sự dao động liên tục của lượng đường trong máu bệnh nhân tiểu đường cần kiểm tra mức đường huyết hàng ngày bằng máy đo đường huyết tại nhà.

Hiện nay trên thế giới, xu hướng kết hợp đông tây y trong điều trị bệnh tiểu đường ngày càng được đánh giá cao bởi các chuyên gia y tế. Rất nhiều thảo dược như nghệ, hoa hòe, mướp đắng, hạt methi, lá mã đề có tác dụng ổn định đường huyết, tránh tình trạng tụt đường huyết và có thể giảm chỉ số HbA1c nếu điều trị đơn thuần bằng thuốc tây không đạt hiệu quả như mục tiêu điều trị. 

 

Xem thêm: Thuốc tiểu đường dùng đông y hay tây y

Gắn link: Thông tin khoa học – tác dụng của cây Nghệ

Thông tin hoa học – tác dụng của hoa Hòe

Thuốc tiểu đường

Nguồn: https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/tests-diagnosis/a1c-test

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com

Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33