Insutrix

1. Bệnh đái tháo đường tuýp 2 là gì?

Đái tháo đường tuýp 2 do rối loạn tiết Insulin và đề kháng Insulin dẫn tới lượng Insulin không đủ đáp ứng với Glucose máu gây tăng đường máu. Bệnh liên quan đến di truyền, gặp nhiều hơn ở những người thừa cân, béo phì, ít vận động. Điều trị ban đầu thường với các loại thuốc uống, khi bệnh không thể kiểm soát bằng uống thuốc, tiêm insulin là lựa chọn tiếp theo. Có những trường hợp bệnh nhân phải kiểm soát bằng kết hợp cả tiêm Insulin và uống thuốc.

Bệnh đái tháo đường loại 2 có tính di truyền.

Bệnh đái tháo đường tuýp 2 có tính di truyền.

Để tìm hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị mời bạn đọc tham khảo bài viết “Tiểu đường tuýp 2 là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị”

2. Hướng dẫn chẩn đoán:

a) Các đối tượng có yếu tố nguy cơ để sàng lọc:

Trên 45 tuổi và có một trong các yếu tố nguy cơ sau đây:

  • BMI ≥ 23 (chỉ số khối cơ thể dùng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay không).
  • Huyết áp trên 130/85 mmHg.
  • Trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh, chị em ruột, con ruột bị mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2).
  • Tiền sử được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa, tiền đái tháo đường (suy giảm dung nạp đường huyết lúc đói, rối loạn dung nạp Glucose).
  • Phụ nữ có tiền sử thai sản đặc biệt (đái tháo đường thai kỳ, sinh con to – nặng trên 3600 gam, sảy thai tự nhiên nhiều lần, thai chết lưu).
  • Người có rối loạn Lipid máu; đặc biệt khi HDL-c dưới 0,9 mmol/L và Triglycerid trên 2,2 mmol/l.

b) Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường (WHO- 1999), dựa vào một trong 3 tiêu chí:

  • Mức glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (≥ 126 mg/dl).
  • Mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống (Lưu ý: phải làm 2 lần vào hai ngày khác nhau)
  • Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl).
Chẩn đoán bệnh thông qua chỉ sô Glucose huyết tương.

Chẩn đoán bệnh thông qua chỉ số Glucose huyết tương.

Lưu ý: Những trường hợp được chẩn đoán là đái tháo đường nhưng lại có glucose huyết tương lúc đói bình thường. Trường hợp này phải ghi rõ chẩn đoán bằng phương pháp nào. Ví dụ “Đái tháo đường type 2- Phương pháp tăng glucose máu bằng đường uống”.

3. Điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2

3.1. Mục đích:

Việc điều trị đái tháo đường tuýp 2 quan trọng nhất là duy trì được đường huyết. Lượng đường huyết trong máu khi đói, Glucose máu sau ăn cần được duy trì gần với mức độ sinh lý và đạt được mức HbA1c lý tưởng (tìm hiểu thêm về chỉ số HbA1c tại đây).

Bên cạnh đó còn phải duy trì được mức cân nặng hợp lý hoặc giảm cân (đối với người thừa cân, béo phì).

3.2. Nguyên tắc chung

– Trong điều trị đái tháo đường, để luôn kiểm soát và điều trị được bệnh cần phải tuân thủ bộ ba điều trị: “ thuốc – chế độ ăn – luyện tập”

– Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì số đo huyết áp hợp lý, phòng, chống các rối loạn đông máu…

– Trong các đợt cấp của bệnh mạn tính, khi mắc thêm các bệnh lý mắc kèm (nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim,…), nếu cần thiết thì phải sử dụng Insulin.

3.3. Mục tiêu điều trị

Mục tiêu điều trị đối với người bệnh đái tháo đường là có thể duy trì được các chỉ số ở mức ổn định để tránh các biến chứng có hại làm sức khỏe giảm sút và ảnh hưởng đến đời sống.

Để kiểm soát mức glucose trong máu cần theo dõi và đánh giá các chỉ số: Glucose máu lúc đói, Glucose máu sau ăn và HbA1c (đo 3 tháng/lần). Nếu glucose máu ổn định tốt có thể đo HbA1c 6 tháng/lần. Bên cạnh đó đồng thời lưu ý chỉ số BMI, duy trì huyết áp và cân bằng các thành phần lipid máu,…

Duy trì các chỉ số ổn định để tránh gây ra các biến chứng.

Duy trì các chỉ số ổn định để tránh gây ra các biến chứng.

Một số chỉ số và mức độ cần lưu ý của người bệnh đái tháo đường

Chỉ sốĐơn vịTốtChấp nhậnKém
Glucose máu

  • Lúc đói
  • Sau ăn
Mmol/l4,4 – 6,14,4 – 7,86,57,8 đến 9,0> 7,0> 9,0
HbA1c%7,0> 7,0 đến 7,5>7,5
Huyết ápkg/m2130/80

140/80

130/80 đến 140/90> 140/90
BMIMmol/l18,5 đến 2318,5 đến 2323

Người bệnh cần theo dõi các chỉ số thường xuyên để có thể xử lý kịp thời khi có sự thay đổi một trong các chỉ số trên. Các chỉ số tốt nhất nên được duy trì ở mức tốt hoặc chấp nhận. Khi các chỉ số này ở mức kém hoặc vượt quá mức kém thì cần tới gặp bác sĩ ngay lập tức để xử trí kịp thời.

3.4. Phương pháp điều trị

Trên thực tế khi thăm khám lâm sàng cần dựa trên tình trạng của từng người bệnh mà quyết định phương pháp điều trị. Việc dùng thuốc cần phải có chỉ định từ bác sĩ, dược sĩ sau khi thăm khám và cần phải tuân thủ theo một liệu trình.

Một số lưu ý khi lựa chọn và phối hợp thuốc:

  • Trường hợp mới được chẩn đoán, nhưng mức Glucose máu còn thấp và chưa có biến chứng thì nên điều chỉnh bằng chế độ ăn uống và tập luyện. Nếu theo dõi trong 3-6 tháng mà không đạt mục tiêu thì cân nhắc sử dụng thuốc.
  • Tham khảo hướng dẫn lựa chọn thuốc, phối hợp thuốc của Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ: Với những người có BMI 23,0, lựa chọn đầu tay là Metformin. Đối với những người có BMI 23,0 thì nên sử dụng nhóm thuốc Sulfonylurea (Gliclazide, Glibenclamide…)
  • Phải tuân thủ các mục tiêu điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2

Mặc dù đã được điều trị bằng thuốc, nhưng sau đó đa phần người bệnh buộc phải sử dụng Insulin để duy trì đường huyết ổn định. Do thời gian mắc bệnh ngày càng kéo dài và cơ thể không cung cấp đủ Insulin. Việc duy trì đường huyết gần mức độ sinh lý, là cách tốt nhất để phòng chống các biến chứng về mạch máu, làm giảm tỷ lệ tử vong, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy cần có sự chỉ định và tư vấn từ bác sĩ, dược sĩ để lựa chọn được sản phẩm phù hợp và biết cách tự theo dõi khi dùng Insulin.

Các lưu ý khi sử dụng thuốc:

  • Cần tuân thủ theo đúng liệu trình, uống thuốc đủ và đúng giờ
  • Thuốc nên uống ngay trong khi ăn, trong bữa ăn phải có carbonhydrat để thuốc tác dụng.
Cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.

Cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.

Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên kết hợp việc sử dụng thuốc với chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể thao. Bệnh đái tháo đường tuy là căn bệnh không thể chữa khỏi dứt điểm nhưng nếu biết cách thì hoàn toàn có thể chung sống hòa bình, tham khảo tại đây.

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com

Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33