Insutrix

Đái tháo đường là một trong những bệnh mãn tính vô cùng nguy hiểm. Đây là bệnh không lây, nhưng gia tăng nhanh về số người mắc cùng tỷ lệ tử vong, tàn tật cao do biến chứng. Người mắc bệnh luôn phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường. Ví dụ: Các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, tinh thần, kinh tế,… Vậy, làm gì để phòng chống đái tháo đường hiệu quả?

Xem chi tiết Bệnh đái tháo đường tại đây

 

  • Về phía Bộ Y tế trong công tác phòng chống đái tháo đường:

 

Theo PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh: Năm 2017, Việt Nam có tới 3,5 triệu người chung sống với bệnh đái tháo đường và con số này dự đoán tăng thành 6,3 triệu người, nếu chúng ta không có kế hoạch hành động. 

Ông Morten Pristed, Tham tán y tế và giáo dục, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam cho biết: Trong lần ký kết biên bản hợp tác này, Đan Mạch sẽ hỗ trợ Việt Nam trong hai lĩnh vực gắn liền với các mục tiêu phòng, chống đái tháo đường trong Chiến lược quốc gia 2015-2025.

Chiều ngày 31/5, tại Bộ Y tế đã diễn ra Lễ ký Biên bản ghi nhớ giữa Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế và Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam về đào tạo y tế giai đoạn 2019-2020 nhằm hỗ trợ ngành y tế tăng cường năng lực trong phòng, chống bệnh không lây nhiễm, trọng tâm là đái tháo đường.

Sự kiện này cho thấy, Bộ Y tế rất coi trọng việc phòng chống đái tháo đường.

 

  • Về phía bệnh nhân trong tự phòng chống đái tháo đường:

 

Nguyên tắc đầu tiên khi phát hiện những dấu hiệu bất thường là đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán. Không tự mua thuốc uống vì bạn có thể tử vong nếu đường huyết tụt quá mức. Trong quá trình điều trị, nếu bạn muốn dừng thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Không uống lâu dài 1 đơn thuốc mà không tái khám để đánh giá lại tình trạng bệnh. Nếu bạn uống mà không khỏi, thì bệnh của bạn có thể đã nặng hơn, đơn thuốc hiện tại không còn có tác dụng điều trị như mong muốn, có khi còn gây nhiều tác dụng phụ. Nếu bạn uống thuốc mà thấy đỡ, vẫn nên đi khám lại. Vì khi đường huyết đã hạ về mức bình thường, nếu bạn tiếp tục uống sẽ có nguy cơ tụt đường huyết mạnh, có thể dẫn tới tử vong.

 Để phòng chống đái tháo đường, bệnh nhân và người bình thường nên:

  • Phòng để không bị bệnh; 
  • Khi có nguy cơ mắc bệnh, phòng để không tiến triển thành bệnh và loại trừ các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được; 
  • Khi đã mắc bệnh, phòng để bệnh không tiến triển nhanh và giảm thiểu tối đa các biến chứng của bệnh nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. 

Để phòng bệnh đái tháo đường, ưu tiên bệnh nhân dùng các biện pháp điều trị không dùng thuốc. Đó là thay đổi, điều chỉnh lối sống của mình. Thay đổi lối sống bao gồm luyện tập thể lực, dinh dưỡng.

 

  • Luyện tập thể lực

 

Trước khi bắt đầu luyện tập thể lực, bệnh nhân cần phải kiểm tra tim mạch, mắt, thần kinh, biến dạng chân. Từ đó, đưa ra kế hoạch luyện tập phù hợp. Nếu lượng đường trong máu >250-270 mg/dL và ceton dương tính thì không nên tập gắng sức. 

Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất đó là đi bộ. Nên đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày). Không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần (kéo dây, nâng tạ).

Người già, đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày. Ví dụ: Đi bộ 10-15 phút sau mỗi bữa ăn, mỗi ngày 3 bữa. Người còn trẻ nên tập khoảng khoảng 60 phút mỗi ngày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần. 

 

  • Dinh dưỡng

 

Được điều chỉnh linh hoạt tùy người bệnh và tùy tình trạng bệnh theo thói quen ăn uống của bệnh nhân và thức ăn sẵn có tại từng vùng miền. Tốt nhất, bệnh nhân và người nhà nên có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.

Chi tiết về dinh dưỡng sẽ được thiết lập cho từng bệnh nhân tùy tình trạng bệnh, loại hình hoạt động, các bệnh lý, biến chứng đi kèm.

Các nguyên tắc chung về dinh dưỡng nên được khuyến cáo cho mọi bệnh nhân:

  • Bệnh nhân béo phì, thừa cân cần giảm cân, ít nhất 3-7% so với cân nặng nền.
  • Nên dùng các thức ăn hấp thu chậm có nhiều chất xơ, không chà xát kỹ như gạo lứt, bánh mì đen, nui còn chứa nhiều chất xơ…
  • Ăn khoảng 1-1,5 gam đạm/kg cân nặng/ngày ở người không suy chức năng thận. Nên ăn

cá ít nhất 3 lần/tuần. Người ăn chay trường có thể bổ sung nguồn đạm từ các loại đậu (đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ).

  • Nên dùng các dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc, mỡ cá và các loại dầu thực vật khác thay cho mỡ động vật. 
  • Giảm muối trong bữa ăn, còn khoảng 2300 mg Natri mỗi ngày.
  • Ăn chất xơ ít nhất 15 gam mỗi ngày.
  • Bổ sung các yếu tố vi lượng nếu thiếu. Ví dụ: Bổ sung sắt nếu bệnh nhân ăn chay trường. Dùng Metformin lâu ngày có thể gây thiếu B12. Vì vậy, cần chú ý đến tình trạng này nếu bệnh nhân có thiếu máu (mắt, môi nhợt nhạt, da xanh tái, …) hoặc triệu chứng bệnh lý thần kinh ngoại vi (đau và tê tay chân, khó khăn khi làm những việc đơn giản như cài nút áo, co cơ, giật cơ, ợ nóng dù ăn ít, choáng váng hoặc xỉu khi đứng lên…) 
  • Bổ sung các chế phẩm từ dược liệu hỗ trợ giảm tình trạng bệnh. 

Xem các chế phẩm từ dược liệu, hỗ trợ giảm bệnh đái tháo đường tại đây. (Dẫn link bài viết từ trang Web của mình)

  • Nếu uống rượu, bia: bệnh nhân không được uống quá một lon bia (330 ml)/ngày, rượu vang đỏ khoảng 150-200ml/ngày.
  • Tuyệt đối không hút thuốc.
  • Không dùng các chất tạo vị ngọt: như đường bắp, aspartame, saccharin trừ khi bác sĩ cho phép.

 

  • Về phía các nhà khoa học và cán bộ y tế trong công tác phòng chống đái tháo đường:

 

Nhận biết được những mối nguy hại từ bệnh đái tháo đường, các nhà khoa học, cán bộ y tế Việt Nam luôn dành tâm huyết nghiên cứu thuốc, phác đồ điều trị, và chế phẩm hỗ trợ điều trị cho người bị đái tháo đường. Đồng thời, luôn nâng cao và cập nhật kiến thức về căn bệnh này.

Trong các công trình nghiên cứu, “Khảo sát độc tính cấp đường uống và tác dụng hạ đường huyết trên chuột nhắt của viên nang cứng Insutrix” của ThS Dương Thị Mộng Ngọc, nguyên Giám đốc Trung tâm Sâm và Dược liệu TP HCM và PGS.TS Đỗ Thị Hồng Tươi cùng cộng sự tại trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí được đánh giá là nghiên cứu mang tính đột phá giúp mang lại niềm hy vọng cho bệnh nhân tiểu đường.

Insutrix có chứa phức hợp ba thảo dược: thân rễ Nghệ, hoa Hòe và lá Mã đề, hiệp đồng tác dụng, mang lại hiệu quả hạ đường huyết tối ưu

Kết quả nghiên cứu cho thấy

  • Insutrix không thể hiện độc tính liều tối đa 10g/kg khi theo dõi trong vòng 72h và 7 ngày.
  • Insutrix không tác động lên trọng lượng và đường huyết của chuột bình thường.
  • Chuột bị gây tiểu đường bằng cách tiêm tĩnh mạch streptozotocin được chia thành các nhóm điều trị bằng Insutrix liều 250, 500, 1000 mg/kg, glibenclamid 5mg/kg và nhóm chứng. Kết quả sau 15 ngày điều trị:
  • Các lô điều trị bằng glibenclamid 5mg/kg, Insutrix liều 1000mg/kg, 500mg/kg, 250mg/kg giảm lần lượt 47%, 51%, 24% và 54% so với thời điểm trước điều trị.
  • Insutrix thể hiện tác động hạ đường huyết chậm hơn glibenclamid, tuy nhiên liều Insutrix 250mg/kg đã thể hiện tác động tương đương glibenclamid 5mg/kg.

 

Xem chi tiết Công trình nghiên cứu tại đây.

Những công trình nghiên cứu này một lần nữa khẳng định tâm huyết của các nhà khoa học Việt Nam, với mong muốn chế tạo ra các sản phẩm giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe của người dân từ nguồn thảo dược Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com

Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33