Insutrix

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường. Hãy xem quá trình chuyển hóa đường bình thường trong cơ thể như thế nào?

Quá trình chuyển hóa đường bình thường trong cơ thể

Ở người bình thường, khi ăn thức ăn bản chất là polysaccharide (các loại đường, tinh bột) lượng đường glucose trong máu sẽ tăng lên kích thích tế bào beta đảo tụy sản sinh ra insulin đưa glucose vào trong tế bào của cơ thể giúp giảm lượng glucose trong máu về ngưỡng bình thường. Glucose vào trong tế bào sẽ chuyển hóa theo các con đường khác nhau: tổng hợp năng lượng ATP cho hoạt động của tế bào, tổng hợp glycogen dự trữ ở gan và cơ, tổng hợp lipid và acid amin. Khi glucose máu vượt quá ngưỡng thận (1,8g/l hay 10 mmol/l), chúng sẽ bị đào thải qua nước tiểu.

Khi lượng Glucose máu vượt ngưỡng thận sẽ gây ra tiểu đường.

Khi lượng Glucose máu vượt ngưỡng thận sẽ gây ra tiểu đường.

Vậy nguyên nhân dẫn tới tăng glucose máu quá ngưỡng cho phép là gì? Và những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1

Trong bệnh tiểu đường type 1, hệ thống miễn dịch sinh ra các tự kháng thể tấn công và phá hủy chính các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy của cơ thể. Điều này dẫn tới nồng độ insulin rất thấp hoặc không có khiến đường thay vì được vận chuyển vào tế bào sẽ tích tụ lại trong máu. Nguyên nhân của tiểu đường type 1 được cho là do các bệnh lý về gen, di truyền, do bệnh nhân tiếp xúc với các loại thuốc như thuốc corticoid, thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ sâu, hóa chất…. Hoặc do nhiễm trùng, nhiễm virus, chấn thương tụy (cắt bỏ tụy, ung thư tụy). Tuy nhiên nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường type 1 vẫn chưa được biết rõ.

Nguyên nhân của tiểu đường type 1 thường do các bệnh lý về gen và di truyền.

Nguyên nhân của tiểu đường type 1 thường do các bệnh lý về gen và di truyền.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2

Ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, rối loạn bài tiết insulin trong tuyến tụy hay tình trạng kháng insulin dẫn tới tăng glucose máu. Cũng như bệnh tiểu đường type 1, yếu tố môi trường và di truyền được cho là đóng vai trò cho sự phát triển của tiểu đường type 2. Tỉ lệ người thừa cân, béo phì và có lối sống ít vận động bị mắc tiểu đường type 2 cũng cao hơn.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ

Khi mang thai, sự thay đổi nồng độ hormone để duy trì sự phát triển của thai kỳ làm cho các tế bào dễ kháng insulin hơn. Thông thường, tuyến tụy sẽ phản ứng bằng cách sản xuất thêm insulin nhưng đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất kịp. Điều này dẫn tới tăng glucose máu hay gọi là đái tháo đường thai kỳ.

Việc tuyến tụy không kịp sản xuất insulin là nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường thai kì.

Việc tuyến tụy không kịp sản xuất Insulin là nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường thai kì.

Yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường

Yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường type 1

Những đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 cao hơn bình thường:

  • Bố mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh tiểu đường type 1
  • Phơi nhiễm với virus
  • Sự hiện diện của các tế bào hệ miễn dịch sản xuất các tự kháng thể
  • Chế độ ăn uống: tiêu thụ ít vitamin D, trẻ bú sữa bò hay sữa công thức quá sớm
  • Chủng tộc: người da trắng có tỉ lệ mắc tiểu đường type 1 cao hơn
  • Địa lý: 1 số quốc gia như Thụy Điển, Phần Lan có tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường type 1 cao hơn.

Yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường type 2

Nguyên nhân của tiểu đường type 2 vẫn chưa rõ ràng nhưng chắc chắn một số yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Thừa cân: mô mỡ càng nhiều sẽ làm tăng tính đề kháng insulin của tế bào.
  • Ít vận động thể lực: càng ít vận động nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 càng cao. Vận động giúp kiểm soát cân nặng, tăng tiêu thụ glucose và làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với insulin. Tập thể dục dưới 3 lần 1 tuần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
  • Tiền sử gia đình: bố mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh tiểu đường type 2
  • Chủng tộc: người da đen, người Mỹ, người gốc Tây Ban Nha, Ấn Độ và người châu Á có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn.
  • Tuổi: nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 tăng lên theo tuổi. Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên >40.
  • Nếu mắc tiểu đường thai kỳ thì sẽ có nguy cơ xuất hiện tiền tiểu đường hay tiểu đường type 2.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang: đặc trưng bởi kinh nguyệt không đều, rậm lông, béo phì.
  • Tăng huyết áp: trên 140/90 mmHg
  • Nồng độ Cholesterol bất thường: người có nồng độ HDL thấp <35 mg/dl có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Nồng độ Triglycerid cao > 250 mg/dl tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Thừa cân sẽ làm tăng tính đề kháng insulin của tế bào dẫn đến tiểu đường type 2

Thừa cân sẽ làm tăng tính đề kháng Insulin của tế bào dẫn đến tiểu đường type 2.

Yếu tố nguy cơ của tiểu đường thai kỳ

  • Tuổi: phụ nữ trên 25 tuổi có nguy cơ cao hơn
  • Tiền sử gia đình: cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh tiểu đường type 2
  • Tiền sử bản thân: đã từng mắc tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước, nếu sinh con quá to hoặc đã từng sảy thai không rõ nguyên nhân.
  • Thừa cân tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Chủng tộc: phụ nữ người da đen, gốc Tây Ban Nha, Mỹ da đỏ và châu Á có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn.

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com

Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33