Insutrix

Bệnh tiểu đường thai kỳ có khá nhiều thông tin gây tranh cãi. Các thông tin sai lệch cũng xuất hiện tạo tâm lý bất an cho người bệnh. Dưới đây là những hiểu lầm mà mọi người hay nghĩ tới:

Phụ nữ mang thai có lượng đường huyết cao hơn bình thường

Nhiều người nghĩ rằng trong thời kỳ mang thai lượng đường trong máu tăng lên là tự nhiên. Vì thế, bạn có thể nghĩ tiểu đường thai kỳ là bình thường và không cần lo lắng. Tuy nhiên, điều đó là không đúng. Phụ nữ mang thai khỏe mạnh có lượng đường trong máu bình thường. Xu hướng thấp hơn 20% so với lượng đường trong máu ở phụ nữ không mang thai.

Phụ nữ mang thai khỏe mạnh có lượng đường trong máu bình thường.

Phụ nữ mang thai khỏe mạnh có lượng đường trong máu bình thường.

Một nghiên cứu đã được tiến hành để đánh giá từ tài liệu có sẵn về nồng độ đường huyết trong thai kỳ bình thường qua 11 nghiên cứu công bố từ năm 1975 đến 2008. Kết quả khá bất ngờ là nồng độ glucose trong thai kỳ bình thường trong trường hợp không bị béo phì thấp hơn so với các mục tiêu điều trị hiện đang được khuyến nghị.

Lượng đường trong máu tăng nhẹ không có gì đáng ngại

Bạn có thể chưa phải bận tâm khi lượng đường huyết tăng nhẹ 5-10mg/dL so với chỉ số bình thường trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thấy rằng một số vấn đề có thể xảy ra liên quan đến bệnh tiểu đường thai kỳ ngay cả trong trường hợp khá nhẹ.

Sinh con với mức insulin cao có thể làm trẻ bị hạ đường huyết, thai to gây khó sinh. Nghiên cứu trên 23.316 phụ nữ mắc bệnh thai kỳ và trẻ sơ sinh của họ cũng giúp khẳng định kết quả trên. Một nghiên cứu khác gần đây của Stanford cho thấy nguy cơ dị tật tim bẩm sinh cao hơn đáng kể ở những trẻ sinh ra từ những phụ nữ có lượng đường trong máu tăng nhẹ. Nguyên nhân có thể gây ra tăng nhẹ đường huyết do chế độ ăn uống, tập thể dục hay chất lượng giấc ngủ của bạn. Nếu lượng đường trong máu tăng cao, ngoài những hành động trên mà không đủ, bạn cần điều chỉnh lối sống, dùng thuốc hay insulin.

Bệnh tiểu đường thai kỳ xuất hiện một cách bất ngờ ở cuối thai kỳ

Như một sự thích nghi bình thường, nửa sau thai kỳ mang thai cơ thể người mẹ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn cho sự phát triển nhanh chóng của em bé trong bụng. Điều đó dẫn tới tình trạng kháng insulin tăng lên trong nửa sau thai kỳ. Mặc dù vậy, bệnh tiểu đường thai kỳ hiếm khi xuất hiện mà không có dấu hiệu cảnh báo. Xét nghiệm đo lượng đường trong máu trung bình (HbA1c) có thể phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ba tháng đầu là trước khi bắt đầu kháng insulin và lượng đường trong máu thường thấp nhất.

Bệnh tiểu đường thai kỳ hiếm khi xuất hiện mà không có dấu hiệu cảnh báo.

Bệnh tiểu đường thai kỳ hiếm khi xuất hiện mà không có dấu hiệu cảnh báo.

Một nghiên cứu khác cho thấy HbA1c từ 5,9% trở lên có liên quan đến tỷ lệ thai to bất thường và tiền sản giật cao gấp 3 lần. Thay vì chờ đợi sàng lọc glucose tuần 24-28, sàng lọc bằng xét nghiệm HbA1c giúp chủ động và giải quyết vấn đề sớm. Kể cả trong phạm vi tiền tiểu đường đã được coi là bệnh tiểu đường thai kỳ rồi.

Nếu vượt qua bài kiểm tra Glucose, bạn có thể ăn bất cứ thứ gì bạn muốn

Bạn vượt qua bài kiểm tra sàng lọc và kết quả là bình thường trong ba tháng đầu thai kỳ. Bạn sẽ thấy vô cùng thoải mái để ăn những gì mình muốn. Mặt khác, kết quả không tốt thì bạn sẽ thấy lo lắng về nguy cơ nguy hiểm sau này có thể xảy ra. Điều quan trọng là phải hiểu rằng kết quả xét nghiệm bình thường không có nghĩa là sẽ mãi như vậy. Nguy cơ biến chứng phụ thuộc vào lượng đường trong máu của bạn. Các xét nghiệm hoàn toàn có thể xảy ra âm tính giả hay dương tính giả. Quan trọng, bạn nên chọn chế độ ăn uống lành mạnh, ít carbohydrat và thường xuyên kiểm tra sức khỏe.

Bạn gầy đồng nghĩa với việc không thể mắc tiểu đường thai kỳ

Một nghiên cứu cho thấy, 50% phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ không có bất kỳ yếu tố nguy cơ điển hình nào. Nguy cơ có thể do thừa cân, béo phì trước khi mang thai hay tiền sử gia đình. Điều đó cho thấy cân nặng đúng chuẩn thì nguy cơ mắc bệnh vẫn có thể xảy ra. Nếu bạn cảm thấy khỏe mạnh thì sàng lọc tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng đầu vẫn là cần thiết. Kết quả xét nghiệm cho thấy mức độ đường trong máu tăng nhẹ thì bạn nên chủ động hơn trong chế độ ăn, lối sống để hạn chế những rủi ro có thể gặp phải cho em bé của bạn.

Chế độ ăn uống không thể thay đổi được bệnh tiểu đường thai kỳ

Đôi khi bệnh tiểu đường thai kỳ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Điều bạn có thể làm là hạn chế rủi ro đến mức tốt nhất. Bạn không thể thay đổi được yếu tố di truyền nhưng cách bạn ăn uống, chăm sóc cơ thể ở hiện tại là hoàn toàn có thể thay đổi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những gì bạn ăn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Những thay đổi nội tiết tố mạnh mẽ trong thời kỳ mang thai cũng ảnh hưởng đến tuyến tụy, cơ quan sản xuất insulin. Để vượt qua sự kháng insulin ở giai đoạn cuối thai kỳ và giữ đường huyết thấp hơn bình thường 20%, tuyến tụy phải sản xuất ít nhất gấp 3 lần lượng bình thường. Tụy cần cung cấp đủ lượng acid amin để làm được điều đó. Tiêu thụ không đủ protein trong 3 tháng đầu thai kỳ là một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường thai kỳ.

Cách bạn ăn uống, chăm sóc cơ thể có thể thay đổi được bệnh tiểu đường thai kỳ

Cách bạn ăn uống, chăm sóc cơ thể hoàn toàn có thể thay đổi được bệnh tiểu đường thai kỳ.

Một nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn ở những phụ nữ ăn nhiều ngũ cốc, bánh quy, bánh ngọt và uống nước trái cây. Trong khi, tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn ở những phụ nữ thường xuyên ăn các loại hạt. Ăn nhiều hơn nhu cầu của cơ thể dẫn đến tăng cân. Ăn thức ăn giàu carbohydrat và trái cây nhiều đường cũng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ sinh con thừa cân

Số lượng lớn phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ sinh ra con thừa cân. Tuy nhiên, việc sinh con thừa cân có liên quan rất lớn đến việc kiểm soát lượng đường trong máu khi mang thai. Việc bạn cần làm là kiểm soát lượng đường trong máu để giảm nguy cơ thai to dẫn đến thừa cân.

Việc sinh con thừa cân có liên quan đến việc kiểm soát lượng đường huyết khi mang thai.

Việc sinh con thừa cân có liên quan đến việc kiểm soát lượng đường huyết khi mang thai.

Tiểu đường thai kỳ sẽ phải tiêm insulin

Điều đó là không đúng. Bước đầu tiên để quản lý đường huyết là điều chỉnh chế độ ăn và lối sống. Insulin vẫn là công cụ hữu hiệu để hạ đường huyết. Tuy nhiên, nếu tuyến tụy của bạn vẫn sản xuất insulin thì bạn có thể thay đổi để giảm nhu cầu insulin từ tuyến tụy đã hoạt động quá mức cũng như giảm kháng insulin. Ưu tiên chế độ ăn ít tinh bột, chất béo, nhiều chất xơ, uống đủ nước. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai vẫn phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Kết hợp tập thể dục, vận động phù hợp, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng. Khi đó, cơ hội tiêm insulin sẽ giảm xuống.

Tiểu đường thai kỳ khá phức tạp có thể dẫn tới gặp nhiều rủi ro cho thai nhi cũng như phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, việc tránh những hiểu lầm trên, không chủ quan với bệnh sẽ giúp kiểm soát rủi ro ở mức thấp nhất. Duy trì chế độ ăn, tập luyện và lối sống lành mạnh là cần thiết.

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com

Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33