Insutrix

Số lượng bệnh nhân được chẩn đoán tuýp 2 ngày càng tăng. Khoảng 90% bệnh nhân đái tháo đường là tuýp 2. Biến chứng nguy hiểm của nó gây ra mối lo ngại lớn về sức khỏe cộng đồng. Yếu tố duy truyền, môi trường và lối sống như béo phì, chế độ ăn không lành mạnh và không hoạt động thể chất là yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường tuýp 2. Vậy những thói quen nào người tiểu đường tuýp 2 nên tránh? Hãy tìm hiểu trong bài viết này ngay.

Những thói quen người tiểu đường tuýp 2 nên tránh:

Lười vận động hoặc vận động quá sức

Hoạt động thể chất có vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường tuýp 2. Thói quen ngồi lâu, ít vận động nguy cơ béo bụng, thừa cân, béo phì. Vận động quá mức lại nguy cơ tụt đường huyết, rủi ro cho người bệnh. Người tiểu đường mắc kèm bệnh xương khớp, huyết áp, tim mạch cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu. Vì vậy, cường độ, loại hình và thời gian tập luyện cần xem xét các yếu tố rủi ro và phù hợp thể trạng.

Loại bỏ thói quen lười vận động.

Loại bỏ thói quen lười vận động.

Khi bạn hoạt động, các tế bào trở nên nhạy cảm hơn với insulin. Insulin sẽ hoạt động hiệu quả giúp kiểm soát đường huyết. Các tế bào cũng tăng sử dụng glucose để tạo năng lượng trong quá trình tập luyện. Tập luyện đều đặn giúp hạ đường huyết và cải thiện chỉ số HbA1c (lượng đường trong máu trung bình). Nhờ đó, bạn cũng sẽ phải dùng ít thuốc hơn.

Hoạt động thể chất còn cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn:

  • Giảm huyết áp, cholesterol
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ
  • Đốt cháy calo duy trì hoặc giảm cân nặng
  • Giúp ngủ ngon, giảm căng thẳng
  • Cải thiện sự cân bằng, ngăn ngừa té ngã
  • Giảm sự trầm cảm
  • Tăng cường lưu thông máu, tốt cho tim mạch
  • Giữ khớp xương linh hoạt

Tránh các loại thức ăn không lành mạnh

Thói quen sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, nhiều chất béo, tinh bột và đường nguy hại cho tình trạng tiểu đường. Những loại thực phẩm, đồ uống sau nên hạn chế:

  • Thực phẩm chiên, có nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
  • Thực phẩm nhiều muối
  • Đồ ngọt như kem, bánh kẹo
  • Đồ uống có thêm đường như nước trái cây, soda, nước ngọt đóng chai
  • Hạn chế uống rượu, bia
Cần loại bỏ các loại thức ăn nhanh khi bị tiểu đường.

Cần loại bỏ các loại thức ăn nhanh khi bị tiểu đường.

Bạn vẫn nên ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng, chia nhỏ bữa ăn không nên ăn quá nhiều một lúc. Ăn đúng lượng thức ăn giúp kiểm soát đường huyết và cân nặng. Đặc biệt, người thừa cân, béo phì chế độ dinh dưỡng mang tính quyết định. Ưu tiên:

  • Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc, trái cây lượng chừng mực
  • Chất đạm từ các loại hat, đậu, thịt nạc
  • Sữa ít béo, không đường, sữa chua
  • Chất béo có lợi cho tim như dầu ô liu, cá giàu omega-3, quả bơ

Không kiểm soát cân nặng

Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh tiểu đường tuýp 2. Người có chỉ số BMI cao, vòng eo lớn. Việc giảm cân lúc này sẽ giúp tiêu thụ calo, giảm lượng đường trong máu, cải thiện huyết áp, mỡ máu. Hãy bắt đầu bằng việc cắt giảm thức ăn nhiều calo, giảm lượng chất béo, đường, tinh bột từ chế độ ăn của bạn.

Cần kiểm soát cân nặng trong quá trình điều trị.

Cần kiểm soát cân nặng trong quá trình điều trị.

Thói quen ngủ quá ít hoặc quá nhiều

Ngủ quá nhiều hoặc quá ít có thể dẫn tới sự thèm ăn. Điều đó có thể có thể làm tăng cân, tác động đến bệnh tiểu đường. Thiếu ngủ còn làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường. Đảm bảo cả thời gian và chất lượng giấc ngủ giúp kiểm soát đường huyết, huyết áp, mức cholesterol, sức đề kháng insulin. Giấc ngủ tốt còn phục hồi năng lượng, nâng cao sức khỏe. Do đó giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngủ ít hơn 5-6 tiếng hoặc nhiều hơn 9 tiếng/ngày ảnh hưởng khả năng sử dụng insulin của cơ thể.

Không để bị Stress

Áp lực từ công việc và cuộc sống khiến bạn bị căng thẳng. Để chống lại stress, cơ thể tiết ra hai loại hocmon là adrenalin và serotonin. Nó lại là thủ phạm gây tăng đường huyết. Ngoài ra, mệt mỏi, căng thẳng sẽ khó kiểm soát hành vi. Ăn uống thiếu kiểm soát, không điều độ, ăn đồ ăn nhanh. Không có thời gian vận động, thói quen hút thuốc lá, uống cà phê, rượu để giải tỏa căng thẳng. Điều đó làm bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn. Để  tránh stress, bạn không nên quá cầu toàn. Bắt đầu từ việc suy nghĩ đơn giản, dành thời gian cho hoạt động giải trí, thư giãn. Ngồi thiền hay yoga cũng là một gợi ý không tốt.

Bỏ hút thuốc lá

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, ung thư phổi, bệnh tim mạch. Người hút thuốc có tỉ lệ tử vong do bệnh lý tim mạch cao gấp 2 lần người không hút thuốc. Biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, thiếu máu cơ tim, đột quỵ,… Việc đưa lượng lớn carbon dioxin từ khói thuốc vào cơ thể làm ngăn hồng cầu hết hợp với oxi. Cơ thể thích nghi bằng cách sản xuất nhiều hồng cầu hơn. Đó là một trong những tác nhân làm tăng biến chứng suy thận, mù lòa, hoại tử chi. Nicotin trong khói thuốc làm co thắt mạch máu làm tăng đề kháng insulin với cơ thể. Vì vậy, hút thuốc lá vừa tăng nguy cơ biến chứng vừa làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tránh thói quen ước lượng đường huyết bằng cảm tính, không kiểm tra thường xuyên

Bắt buộc phải kiểm tra các chỉ số thường xuyên để theo dõi điều trị.

Bắt buộc phải kiểm tra các chỉ số đường huyết thường xuyên để theo dõi điều trị.

Mọi người thường ngại đi khám, kiểm tra, suy nghĩ có thể cảm nhận được mức đường huyết cao thấp. Tuy nhiên, việc làm đó rất nguy hiểm. Nguy cơ xảy ra tai biến, đột quỵ, hôn mê hoặc dẫn tới tử vong. Bạn nên xin ý kiến bác sĩ để biết số lần kiểm tra, thăm khám của mình. Việc kiểm tra đường huyết sẽ biết được phác đồ điều trị hiện tại có hiệu quả hay không. Phát hiện các biến chứng để kịp thời xử lý. 

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com

Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33