Insutrix

Theo phân loại của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ ADA, bệnh tiểu đường gồm 4 loại chính: type 1, type 2, tiểu đường các thể đặc biệt khác và tiểu đường thai kỳ. Mỗi loại tiểu đường có các yếu tố nguy cơ, triệu chứng khởi phát và mức độ nguy hiểm khác nhau. Nếu bệnh tiểu đường phát hiện sớm và điều trị kiểm soát đường huyết ổn định thì bệnh nhân hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh và đạt được tuổi thọ như người không mắc bệnh. Tuy nhiên nếu phát hiện muộn hoặc kiểm soát đường huyết không tốt dẫn đến mức glucose máu tăng quá cao có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Bệnh tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 là bệnh mà các tế bào Beta đảo tụy bị phá hủy nên giảm hoặc mất insulin trong cơ thể. 80% người mắc bệnh tiểu đường type 1 có nguyên nhân do những bất thường trong hệ miễn dịch dẫn tới tự sinh ra các tự kháng thể phá hủy tế bào Beta.

Tiểu đường type 1 khởi phát ở trẻ em và những người trưởng thành trẻ tuổi.

Tiểu đường type 1 khởi phát ở trẻ em và những người trưởng thành trẻ tuổi.

Tiểu đường type 1 được chia ra 3 loại:

  • Loại phát bệnh cấp tính: loại phổ biến nhất trong tiểu đường type 1, có thể chỉ vài tuần hoặc vài tháng là đã tiến triển thành bệnh. Tiểu đường type 1 có đặc trưng do hệ tự miễn dịch, liên quan tới các tự kháng thể của đảo tụy. Bệnh khởi phát với các triệu chứng như: tiểu nhiều, khát nhiều, sụt cân, chức năng tiết insulin sẽ hoàn toàn biến mất chỉ trong vài tháng. Trường hợp đột nhiên sụt giảm khả năng tiết insulin, các triệu chứng đi kèm với rối loạn thần kinh ngoại biên – ketoacidosis tiểu đường cũng có thể xảy ra.
  • Loại phát bệnh từ từ: phần lớn xuất hiện ở người từ 30-50 tuổi, bệnh tiến triển một cách chậm rãi. Loại này cũng có tính tự miễn dịch và các tế bào đảo tụy cũng bị phá hủy bởi các tự kháng thể.
  • Loại nguy cấp: loại này không liên quan tới tính tự miễn dịch và hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân. Tiểu đường type 1 loại nguy cấp có thời gian phát bệnh nhanh nhất. Chỉ sau vài ngày với các triệu chứng như sốt, đau họng, đau bụng,… là bệnh đã khởi phát. Tiếp đó vài ngày, insulin sẽ biến mất dẫn tới đường huyết tăng đột ngột và biểu hiện với các rối loạn ý thức, thậm chí hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.

Bệnh tiểu đường type 2

Là loại phổ biến nhất trong bệnh tiểu đường, chiếm tới 90% số bệnh nhân mắc. Bệnh do rối loạn bài tiết insulin trong cơ thể và tình trạng kháng insulin của tế bào. Bệnh có liên quan tới gen di truyền, tình trạng thừa cân béo phì, chế độ ăn uống không lành mạnh, lối sống ít vận động và do các yếu tố môi trường.

Tiểu đường loại 2 phổ biến nhất trong các loại bệnh tiểu đường.

Tiểu đường loại 2 phổ biến nhất trong các loại bệnh tiểu đường.

Khác với tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 tiến triển âm thầm, thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu nên bệnh nhân thường khó nhận biết. Nếu tình trạng bệnh tiếp tục tiến triển có thể dẫn đến xuất hiện 3 biến chứng lớn: bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh thận tiểu đường, bệnh thần kinh ngoại biên (tê bì chân tay, ảnh hưởng đến chức năng tình dục). Bệnh cũng dẫn tới tổn thương các đại mạch như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não do xơ vữa mạch vành, xơ vữa mạch máu não.

Tiểu đường các thể đặc biệt khác.

– Khiếm khuyết chức năng tế bào beta, giảm hoạt tính của insulin do gen.

– Bệnh lý của tụy ngoại tiết.

– Do các bệnh nội tiết khác.

– Nguyên nhân do thuốc hoặc hóa chất khác.

– Nguyên nhân do nhiễm trùng.

– Các thể ít gặp, các hội chứng về gen.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kì có thể sẽ gây ra những biến chứng cho cả mẹ và bé.

Tiểu đường thai kì có thể sẽ gây ra những biến chứng cho cả mẹ và bé.

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng phụ nữ mang thai có lượng đường huyết cao dù trước khi mang thai chưa hề được chẩn đoán là mắc tiểu đường. Tiểu đường thai kỳ cần phân biệt với thai phụ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai. Nguyên nhân dẫn tới tiểu đường thai kỳ do khi mang thai, hormone được tiết ra từ nhau thai làm giảm khả năng tiết insulin của tế bào Beta đảo tụy và tăng tính kháng insulin của tế bào. Tiểu đường thai kỳ có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

  • Biến chứng ở mẹ
  • Sinh non
  • Hội chứng tăng huyết áp ở thai phụ
  • Quá nhiều nước ối
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Biến chứng trên thai nhi
  • Thai phát triển to quá mức và đứa trẻ có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn bình thường.
  • Dị tật bẩm sinh
  • Những ảnh hưởng lên trẻ sơ sinh:
  • Khó thở
  • Hạ đường huyết.

Tiểu đường thai kỳ được kiểm soát bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động nhẹ đến trung bình. Nếu đường huyết vẫn không kiểm soát được thì insulin là lựa chọn đầu tay. Khi glucose máu được kiểm soát ổn định thì mẹ và bé hoàn toàn có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm kể trên.

Tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường nằm giữa giai đoạn cơ thể bình thường và giai đoạn bị bệnh tiểu đường type 2 (glucose máu từ 6.1 – 6.9 mmol/l). Nếu bệnh nhân không kiểm soát chế độ ăn uống, tập luyện và cân nặng tốt thì khả năng tiến triển thành tiểu đường rất cao.

Bệnh tiền tiểu đường sẽ tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2.

Bệnh tiền tiểu đường sẽ tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2.

Bệnh tiền tiểu đường không chỉ khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao mà hiện tượng “xơ cứng động mạch” cũng bắt đầu tiến triển từ giai đoạn này. Xơ cứng động mạch do tình trạng các mảng xơ vữa làm cho mạch máu trở nên dày hơn và dễ bị rách vỡ. Xơ cứng động mạch tiến triển làm tăng nguy cơ các bệnh như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não và xơ cứng động mạch tắc nghẽn.

Vì thế những đối tượng bệnh nhân được chẩn đoán tiền tiểu đường cần duy trì chế độ ăn uống ít đường, tinh bột, lối sống năng vận động và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện nếu bệnh tiến triển.

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com

Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33