Insutrix

Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này tăng hay giảm xuống quá thấp so với mức độ bình thường thì đây là một dấu hiệu không bình thường của cơ thể. Tình trạng đường huyết không ổn định ở người bệnh tiểu đường sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng và những biến chứng khó kiểm soát. Để luôn sống khỏe mạnh, người bệnh cần kiểm soát đường huyết ở mức ổn định.

Tăng đường huyết là gì?

Đường huyết là một thuật ngữ chỉ lượng đường trong máu. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường (WHO – 1999), lượng đường huyết được coi là tăng khi:

  • Đường huyết lúc đói: ≥ 7,0 mmol/l (≥ 126 mg/dl).
  • Đường huyết ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl). Lưu ý phải làm 2 lần vào hai ngày khác nhau.
  • Đường huyết ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl), kèm theo các triệu chứng lâm sàng.

Tăng đường huyết là hiện tượng xảy ra khi lượng Insulin trong cơ thể không thể cân bằng được lượng Glucose trong máu. Khi đường huyết tăng, việc kiểm soát và điều trị là rất quan trọng, vì nếu không chữa trị, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Việc kiểm soát tăng đường huyết là điều tối quan trọng cho bệnh nhân.

Việc kiểm soát tăng đường huyết là điều tối quan trọng cho bệnh nhân.

1. Nguyên nhân gây tăng đường huyết

Nếu không được điều trị đúng cách, lượn đường huyết của người bệnh tiểu đường có thể tăng lên do những nguyên nhân sau:

  • Không cung cấp đủ Insulin theo liệu trình điều trị;
  • Không tuân theo kế hoạch ăn uống dành cho bệnh nhân đái tháo đường;
  • Không vận động;
  • Sử dụng chất kích thích (thuốc lá, rượu bia…);
  • Có thêm bệnh mắc kèm hoặc bị nhiễm trùng;
  • Sử dụng một số loại thuốc khác (Steroid…);
  • Tâm lý căng thẳng, buồn rầu, stress…;

2. Hậu quả của tăng đường huyết

Đường huyết tăng cao trên 180 mg/dL gây ra các biến chứng mãn tính bao gồm:

  • Bệnh tim mạch;
  • Tổn thương thần kinh;
  • Tổn thương thận (bệnh thận do tiểu đường) hoặc suy thận;
  • Tổn thương các mạch máu của võng mạc (bệnh võng mạc do tiểu đường), có khả năng dẫn đến mù lòa; Đục thủy tinh thể;
  • Các vấn đề về chân do dây thần kinh bị tổn thương hoặc lưu thông máu kém có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng, và trong một số trường hợp nặng thì phải đoạn chi;
  • Các vấn đề về xương khớp;
  • Các vấn đề về da, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm trùng do nấm và vết thương không lành;
  • Nhiễm trùng răng và nướu.
Dường huyết tăng co lâu dần có thể gây ra bệnh tim mạn tính.

Đường huyết tăng cao lâu dần có thể gây ra bệnh tim mạn tính.

Đường huyết quá cao gây ra các biến chứng cấp như: hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu…

  • Nhiễm toan ceton do tiểu đường xuất hiện khi bạn không có đủ Insulin trong cơ thể. Khi đó, Glucose đi vào các tế bào để tạo ra năng lượng. Khi đó cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo để chuyển hóa thành năng lượng và ceton chính là sản phẩm của quá trình đó. Khi ceton dư thừa sẽ tích tụ trong máu và cuối cùng “tràn” vào nước tiểu. Nếu không điều trị, có thể dẫn đến hôn mê và đe dọa tính mạng.
  • Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu xảy ra khi cơ thể sản xuất Insulin nhưng lại không thể hoạt động được. Mức đường huyết có thể rất cao > 600 mg/dL (33 mmol/L). Bởi vì có Insulin nhưng lại không thể hoạt động, cơ thể không thể chuyển hóa đường hoặc chất béo thành năng lượng. Cơ thể sẽ thải đường thông qua nước tiểu, gây tiểu tiện nhiều lần. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến tình trạng mất nước và hôn mê gây đe dọa tính mạng.

Đường huyết dao động nhiều, lúc quá cao, lúc quá thấp cũng đưa đến các biến chứng, làm giảm chất lượng cuộc sống.

3. Xử trí khi tăng đường huyết

Khi đường huyết tăng, người bệnh nên:

  • Xem lại chế độ ăn, thức ăn.
  • Kiểm tra xem có quên uống thuốc không.
  • Không nên quá lo lắng, gây tâm lý căng thẳng.
  • Tới gặp bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh thuốc.

4. Phương pháp phòng tránh kiểm soát tăng đường huyết

  • Tự theo dõi đường huyết thường xuyên, có thể tham khảo thêm về một số loại máy đo đường huyết tại đây
  • Uống đủ lượng nước bởi nước giúp loại bỏ lượng đường dư thừa từ máu của bạn thông qua nước tiểu đồng thời giúp bạn tránh mất nước.
  • Vận động, thể dục thường xuyên có thể giúp giảm lượng đường trong máu, lựa chọn những bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp…
  • Xây dựng một chế độ ăn uống dinh dưỡng và hợp lý. Có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 3 bữa chính và 1-3 bữa phụ. Ăn đúng giờ, hạn chế ăn vặt, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói
  • Tránh các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá…)
  • Tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ

Hạ đường huyết là gì?

Lượng đường huyết xuống thấp dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L) được gọi là hạ đường huyết.

Lượng đường huyết xuống thấp dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L) được gọi là hạ đường huyết.

Người bệnh tiểu đường thường hay tăng đường huyết là phổ biến. Tuy nhiên bạn cũng có thể bị hạ đường huyết do glucose trong máu bị ức chế quá mức. Bởi ngoài Insulin có tác dụng điều tiết lượng đường trong máu, còn có Glucagon làm tăng đường huyết. Ở người bị tiểu đường, do tác dụng ức chế của thuốc, tụy không sản xuất đủ glucagon làm lượng đường trong máu giảm và gây hạ đường huyết.

1. Nguyên nhân gây hạ đường huyết

  • Bỏ bữa hoặc không ăn đủ bữa, đúng giờ
  • Vận động quá mức khi chưa cung cấp năng lượng đầy đủ
  • Sử dụng quá liều Insulin
  • Sử dụng chất kích thích (thuốc lá, rượu bia…) gây mất cân bằng nội tiết tố

Các nguyên nhân trên gây mất cân bằng lượng Insulin và Glucagon trong cơ thể, làm hạ đường huyết. Bệnh nhân đái tháo đường cần lưu ý để tránh làm hạ đường huyết quá mức.

2. Triệu chứng khi hạ đường huyết

Hạ đường huyết thường đi kèm với các triệu chứng như: mệt mỏi, đổ mồ hôi, run rẩy, đói bụng, chóng mặt, đau đầu, mờ mắt, tim đập nhanh, nói líu lưỡi, buồn ngủ,… Khi đường huyết hạ quá mức có thể gây rối loạn ý thức, ngất xỉu, co giật.

Đường huyết hạ quá mức có thể gây ra co giật, ngất xỉu.

Đường huyết hạ quá mức có thể gây ra co giật, ngất xỉu.

3. Cách xử trí khi hạ đường huyết

  • Trường hợp nhẹ: Khi thấy có những dấu hiệu đầu tiên như đổ mồ hôi, run rẩy, chóng mặt hãy uống ngay một cốc nước đường (150ml) hoặc 100-150ml nước hoa quả (cam), hoặc 3-4 viên glucose… Sau 15 phút kiểm tra lại đường huyết, nếu đường huyết vẫn dưới 3.9 mmol/l  thì nên ăn thêm một trong số thực phẩm nêu trên.
  • Trường hợp nặng: sau khi ăn nhanh các loại thức ăn như trên mà đường huyết vẫn không tăng. Cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, để được tiêm trực tiếp dung dịch ngọt ưu trương 20-30%, sau đó truyền tĩnh mạch chậm dung dịch glucose 10-15% hoặc tiêm bắp glucagon.

4. Phương pháp kiểm soát và phòng ngừa hạ đường huyết

Như đã nói, bệnh nhân tiểu đường không chỉ bị tăng đường huyết mà còn có thể bị hạ đường huyết quá mức. Vậy nên luôn cần phải nắm rõ các phương pháp sau để phòng tránh hạ đường huyết:

  • Luôn mang theo bên mình bánh ngọt, viên glucose, kẹo
  • Nhận biết các dấu hiệu của cơ thể khi xuất hiện các triệu chứng của hạ đường huyết
  • Không nên tập luyện với cường độ cao đặc biệt vào buổi tối vì có thể gây hạ đường huyết khi ngủ. Có thể ăn nhẹ trước và sau khi tập
  • Hạn chế tối đa đồ uống có cồn, đặc biệt trước khi đi ngủ.
  • Với trường hợp bệnh nhân hay bị hạ đường huyết đặc biệt khi đi ngủ, cần kiểm tra đường huyết trước khi đi ngủ. Nếu Glucose máu <8mmol/l nên ăn nhẹ trước khi đi ngủ (trái cây, sữa cho BN tiểu đường)

Kết hợp thêm viên uống kiểm soát đường huyết Insutrix

Đối với bệnh tiểu đường, mục tiêu quan trọng là kiểm soát đường huyết ở mức ổn định. Đặc biệt cần lưu ý chế độ ăn, vận động, dùng thuốc sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt đường huyết. Ngoài ra có thể sử dụng thêm viên tiểu đường Insutrix – với thành phần chính phức hợp thảo dược gồm ba loại: nghệ, mã đề, hoa hòe, hiệp đồng tác dụng, mang lại hiểu quả hạ đường huyết tối ưu, đồng thời có tác dụng giảm mỡ máu, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Insutrix là sản phẩm chuyên biệt cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

Insutrix là sản phẩm chuyên biệt cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Insutrix được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của Thạc sỹ Dược học Dương Thị Mộng Ngọc, Nguyên Giám đốc trung tâm Sâm và Dược liệu TP Hồ Chí Minh

Insutrix đã được nghiên cứu tiền lâm sàng tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chứng minh tác dụng hạ đường huyết tương đương thuốc tây, lại an toàn, không gây tác dụng phụ trên gan, thận khi dùng lâu dài

Insutrix đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên thị trường và có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm tại đây.

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com

Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33