Insutrix

Tiểu đường kết hợp cao huyết áp giống như con dao 2 lưỡi đều sắc đưa bệnh nhân đến với cánh cửa thần chết nếu không được kiểm soát hết sức chặt chẽ.

Theo thống kê, 60-80% bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 mắc kèm tăng huyết áp và 15-25% bệnh nhân bị tăng huyết áp có đái tháo đường đi kèm. Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ bị tăng huyết áp cao gấp 2 lần người không mắc đái tháo đường. Ngược lại, bệnh nhân cao huyết áp có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhiều gấp 2.4 lần người có huyết áp bình thường.

Tiểu đường kèm theo tăng huyết áp

Bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát tốt phải chịu đựng những biến chứng nặng nề trên mạch máu nhỏ: bệnh thận đái tháo đường, bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh thần kinh ngoại biên, biến chứng bàn chân đái tháo đường và các biến chứng mạch máu lớn gồm: nhồi máu cơ tim, thiếu máu não, xuất huyết não, đột quỵ. Bệnh nhân đái tháo đường mắc kèm tăng huyết áp làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ và tử vong, tăng gấp 3 lần bệnh mạch vành (đau thắt ngực), thúc đẩy nhanh quá trình tiến triển của các biến chứng tim mạch.

Tiểu đường kèm theo tăng huyết áp làm nặng thêm biến chứng tiểu đường.

Tiểu đường kèm theo tăng huyết áp làm nặng thêm biến chứng tiểu đường.

Tiểu đường cùng với tăng huyết áp cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến lão hóa như: bệnh Alzheimer, bệnh mất trí nhớ. Theo hiệp hội tăng huyết áp Hoa Kỳ AHA, các mạch máu não dễ bị tổn thương do huyết áp cao. Các mạch máu này cũng dễ bị xơ vữa và dễ vỡ khi đường trong máu tăng cao.

Sự khác nhau giữa tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2

Với tiểu đường type 1, tăng huyết áp thường xuất hiện muộn khi có biến chứng suy thận. Theo thống kê, HbA1C tăng 1% sẽ làm tăng biến cố tim mạch lên 12%. Còn với bệnh nhân tiểu đường type 2, tăng huyết áp xuất hiện sớm hơn, nhiều trường hợp phát hiện cùng lúc với tiểu đường. Nguyên nhân do bệnh nhân đái tháo đường type 2 hay có rối loạn lipid máu dẫn đến tình trạng xơ vữa mạch máu. Ước tính khi HbA1C tăng 1% sẽ làm tăng biến cố tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường type 2 lên 28%.

Tăng huyết áp xuất hiện kèm theo khi có biến chứng suy thận.

Tăng huyết áp xuất hiện kèm theo khi có biến chứng suy thận.

Cơ chế về mối liên quan giữa tăng huyết áp và tiểu đường

Đường huyết cao trong máu ở bệnh nhân tiểu đường dẫn tới tổn thương mạch máu. Các mạch máu bị xơ vữa làm hẹp lòng mạch dẫn đến tăng áp lực máu lên thành mạch. Vì thế bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường mắc kèm tăng huyết áp.

Cơ chế cho thấy tăng huyết áp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường chưa được làm rõ nhưng theo một phân tích meta trên Journal of the American College of Cardiology (JACC) năm 2015. Nghiên cứu tiến hành trên 4 triệu người trưởng thành cho kết quả những người mắc bệnh tăng huyết áp có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường cao hơn bình thường.

Yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường và tăng huyết áp

Mối liên quan giữa 2 bệnh lý mãn tính này còn được lý giải trên cơ sở chúng có chung nhiều yếu tố nguy cơ gồm:

  • Thừa cân, béo phì
  • Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, tinh bột, chất béo
  • Lối sống ít vận động
  • Ngủ ít, căng thẳng stress
  • Hút thuốc lá
  • Tuổi tác
  • Tiêu thụ ít vitamin D.
  • Tiền sử gia đình. Trong gia đình bố mẹ hay ông bà mắc bệnh tăng huyết áp thì nguy cơ con cái bị tăng huyết áp sẽ cao hơn. Đồng thời nếu họ bị tiểu đường thì tỷ lệ bệnh tiểu đường di truyền sang con cái cũng tăng.

Phòng ngừa và kiểm soát cao huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường

Thay đổi lối sống giúp kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường.

  • Đi bộ nhanh 30 – 40 phút mỗi ngày
  • Rau là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn 3 bữa mỗi ngày
  • Ăn những thực phẩm ít chất béo: thịt nạc, cá,
  • Giảm muối
  • Hạn chế tối đa đồ ăn nhanh
  • Ăn nhiều các loại hoa quả ít đường
  • Thay thế một phần gạo trắng bằng ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì
  • Chia thành các bữa nhỏ trong ngày
  • Tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Hạn chế tối đa thức ăn nhanh.

Hạn chế tối đa thức ăn nhanh.

Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2017 khuyến cáo mục tiêu kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường là < 140/90 mmHg. Mức thấp hơn <130/80 mmHg được yêu cầu với những bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao như: bệnh mạch vành, đau thắt ngực, nhồi máu não, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh thận đái tháo đường,…

Kiểm soát biến cố tim mạch trên bệnh nhân đái tháo đường

Bệnh nhân tiểu đường thường chỉ quan tâm đến việc kiểm soát đường huyết hàng ngày bằng máy đo tại nhà mà bỏ qua việc kiểm soát huyết áp. Cũng giống như tiểu đường, tăng huyết áp thường không biểu hiện triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn đầu. Vì thế để phòng ngừa các biến cố tim mạch, ngoài kiểm soát đường huyết thì tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo bệnh nhân đo huyết áp hàng ngày tại nhà. Dưới đây là các mục tiêu kiểm soát của các chỉ số quan trọng với bệnh nhân tiểu đường:

– Chỉ số HbA1c < 7%

– Huyết áp dưới 140/90mmHg. Với Bệnh nhân có biến chứng thận do đái tháo đường, mục tiêu là 130/80 mmHg.

– LDL cholesterol < 100mg/dL (2,6mmol/L) ở người bệnh chưa bị biến cố tim mạch và <70 mg/dL (1,8mmol/L) ở bệnh nhân đã từng có biến cố tim mạch

– Mức HDL cholesterol > 40 mg/dL(1 mmol/L) ở nam hoặc > 50 mg/dL(1,25 mmol/L) ở nữ

– Lượng Triglycerid không quá 150 mg/dL (1,68 mmol/L)

Thảo dược giúp kiểm soát đường huyết, mỡ máu giảm nguy cơ mắc biến chứng tim mạch

Sản phẩm thảo dược đầu tiên kết hợp bộ 3 thân rễ Nghệ, hoa Hòe và lá Mã đề INSUTRIX

Insutrix – Sản phẩm thảo dược đầu tiên kết hợp bộ 3 thân rễ Nghệ, hoa Hòe và lá Mã đề.

Curcumin trong nghệ, rutin trong hoa Hòe và flavonoid trong lá Mã đề ngoài tác dụng hạ đường huyết trong máu từ lâu còn biết đến với khả năng hạ lipid máu. Khả năng chống oxy hóa, tăng sức bền thành mạch của Rutin còn là một điểm cộng tác dụng của nó với bệnh nhân đái tháo đường. Sản phẩm thảo dược đầu tiên kết hợp bộ 3 thân rễ Nghệ, hoa Hòe và lá Mã đề INSUTRIX hứa hẹn vừa giúp kiểm soát đường huyết vừa giảm nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường đặc biệt là biến chứng do tổn thương mạch máu.

Xem thông tin chi tiết sản phẩm tại đây.

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com

Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33