Insutrix

Bệnh tiểu đường là một số bệnh liên quan đến vấn đề với hormon Insulin. Trong khi không phải ai mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng có những nguyên nhân phổ biến như thừa cân, béo phì và thiếu hoạt động thể chất. Những nguyên nhân này cũng chiếm khoảng 90% đến 95% các trường hợp đái tháo đường.

Tiểu đường tuýp 2 là gì?

Bệnh tiểu đường type 2 không biểu hiện qua những nuyên nhân phổ biến như béo phì hay thừa cân.

Bệnh tiểu đường type 2 không biểu hiện qua những nguyên nhân phổ biến như béo phì hay thừa cân.

Ở một người khỏe mạnh, tuyến tụy giải phóng Insulin để giúp các tế bào của cơ thể và sử dụng đường từ thức ăn. Bệnh tiểu đường xảy ra khi một hoặc nhiều yếu tố sau:

  • Khi tuyến tụy không sản xuất Insulin .
  • Khi tuyến tụy sản xuất rất ít Insulin.
  • Khi cơ thể không đáp ứng thích hợp với Insulin, một tình trạng gọi là “kháng Insulin”.

Không giống như những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn có thể sản xuất Insulin; tuy nhiên, lượng Insulin được tiết ra không đủ hoặc cơ thể không thể nhận ra Insulin và sử dụng nó đúng cách (kháng Insulin). Khi không có đủ Insulin hoặc Insulin không được sử dụng như bình thường, Glucose (đường) không thể đi vào tế bào của cơ thể và bị tích tụ lại trong máu, gây ra bệnh. Ngoài ra, vì các tế bào không nhận được Glucose cần thiết nên chúng không thể hoạt động bình thường.

Vai trò của Insulin trong bệnh tiểu đường loại 2

Cơ thể của bạn được tạo thành từ hàng triệu tế bào. Để tạo ra năng lượng, những tế bào này cần thức ăn ở dạng rất đơn giản. Khi bạn ăn hoặc uống, phần lớn thức ăn được chia thành một loại đường đơn giản gọi là “Glucose”. Sau đó, Glucose được vận chuyển qua dòng máu đến các tế bào này, nơi nó có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng mà cơ thể cần cho các hoạt động hàng ngày.

Do không thể tạo ra Insulin là nguyên nhân gây ra đường huyết cao.

Do không thể tạo ra Insulin là nguyên nhân gây ra đường huyết cao.

Lượng Glucose trong máu được điều hòa chặt chẽ bởi Insulin và các hormon khác. Insulin luôn được tuyến tụy tiết ra với số lượng nhỏ. Khi lượng Glucose trong máu tăng đến một mức nhất định, tuyến tụy sẽ tiết ra nhiều Insulin hơn để đẩy nhiều Glucose vào tế bào. Điều này làm cho nồng độ Glucose trong máu giảm xuống.

Để giữ cho mức đường huyết không bị quá thấp (hạ đường huyết), cơ thể sẽ ra hiệu cho bạn ăn và giải phóng một số Glucose từ các tế bào được giữ trong gan; nó cũng báo hiệu cơ thể giảm lượng Insulin được giải phóng.

Những người mắc bệnh tiểu đường không tạo ra Insulin hoặc các tế bào của cơ thể họ không còn có thể sử dụng Insulin, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Theo định nghĩa, bệnh tiểu đường có mức đường huyết lớn hơn hoặc bằng 110 mg/dL sau 8 giờ (không ăn gì), hoặc mức Glucose sau ăn lớn hơn hoặc bằng 180 mg/dL cùng với các triệu chứng của bệnh tiểu đường, hoặc A1C lớn hơn hoặc bằng 6,5%. Trừ khi người đó có các triệu chứng rõ ràng của bệnh tiểu đường hoặc đang mắc bệnh tiểu đường, mọi chẩn đoán phải được xác nhận bằng một xét nghiệm lặp lại.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường tuýp 2

Các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát

Một số thói quen không lành mạnh và lối sống của bạn có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bao gồm:

  • Béo phì hoặc thừa cân, đặc biệt là ở eo
  • Lối sống ít vận động thể thao
  • Hút thuốc, sử dụng các chất kích thích
  • Ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến, các sản phẩm từ sữa giàu chất béo và đồ ngọt
  • Nồng độ cholesterol và chất béo trung tính trong máu cao
Cải thiện lối sống tiêu cực để phòng ngừa bệnh tiểu đường loại 2.

Cải thiện lối sống tiêu cực để phòng ngừa bệnh tiểu đường loại 2.

Các yếu tố rủi ro không thể kiểm soát

Các yếu tố rủi ro khác nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, bao gồm:

  • Chủng tộc hoặc sắc tộc: Người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa và người châu Á có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường: Có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.
  • Tuổi: 45 tuổi trở lên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Bạn càng có nhiều yếu tố nguy cơ, bạn càng có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2. Với chế độ ăn kiêng phù hợp và thói quen lối sống lành mạnh, cùng với thuốc trị tiểu đường, bạn có thể điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 một cách tích cực.

Triệu chứng

Bạn nên chú ý điều gì đầu tiên?

Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường không có triệu chứng. Khi bắt đầu mắc tiểu đường, một trong những biểu hiện đầu tiên là khát rất nhiều. Những người khác có thể cảm thấy: khô miệng, cảm giác thèm ăn hơn, đi tiểu nhiều – đôi khi thường xuyên như mỗi giờ – và giảm cân hoặc tăng cân bất thường.

Các triệu chứng xuất hiện muộn hơn

Khi lượng đường trong máu của bạn tăng cao hơn, bạn có thể gặp các vấn đề khác như đau đầu, mờ mắt và mệt mỏi.

Dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng

Trong nhiều trường hợp, bệnh tiểu đường loại 2 không được phát hiện cho đến khi nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Một số dấu hiệu bao gồm:

  • Vết cắt hoặc vết loét chậm lành
  • Nhiễm trùng nấm men thường xuyên hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Ngứa da, đặc biệt là ở vùng có nếp gấp ẩm

Phương pháp điều trị

1. Kiểm tra lượng đường trong máu

Chỉ số đường huyết cho biết quá trình điều trị có hiệu quả hay không. Kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp kiểm soát đường huyết và phòng ngừa những biến chứng của bệnh.

Kiểm tra đường huyết thường xuyên phòng ngừa được bệnh và biến chứng.

Kiểm tra đường huyết thường xuyên phòng ngừa được bệnh và biến chứng.

2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Không có chế độ ăn kiêng nào là phù hợp hoàn toàn với tất cả bệnh tiểu đường. Trong các bữa ăn cần chú ý đến lượng carbs, chất xơ, chất béo và muối để kiểm soát lượng đường trong máu và tránh các biến chứng của bệnh tiểu đường. Tới gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn lên kế hoạch cho bữa ăn và đồ ăn nhẹ của bạn.

3. Vận động thể thao thường xuyên

Hoạt động thể chất từ việc tập thể dục đến làm việc nhà đều làm giảm lượng đường trong máu của bạn. Nó giúp các tế bào của bạn sử dụng Insulin và giúp cơ bắp của bạn sử dụng Glucose. Lưu ý việc bạn cần kiểm tra lượng đường huyết trước và sau khi tập.

4. Hạn chế chất kích thích

Các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá… sẽ làm cho lượng đường huyết của bạn tăng cao và làm cho bệnh trở nên nặng hơn với những biến chứng nghiêm trọng đi kèm. Nên hạn chế hoặc tốt nhất là tránh các loại chất kích thích này.

5. Sử dụng thuốc

Tuân thủ liệu trình điều trị, lưu ý việc uống đủ lượng thuốc, đúng giờ để đảm bảo liệu trình điều trị có hiệu quả.

6. Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan

Với bất cứ căn bệnh nào thì “liều thuốc tinh thần” đều là một liều thuốc quan trọng. Chỉ cần có một tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ thì 50% bệnh tật đã được đẩy lùi. Duy trì thói quen sống lành mạnh và tinh thần lạc quan mỗi ngày sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.

Tham khảo và tổng hợp từ trang web:

 https://www.webmd.com/diabetes/ss/slideshow-type-2-diabetes-overview

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com

Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33