Insutrix

Bệnh tiểu đường không phải là căn bệnh cấp tính nguy hiểm nhưng là một kẻ giết người thầm lặng. Tại Việt Nam, tiểu đường đứng hàng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu sau tim mạch và ung thư. Điều đó đủ thấy tầm quan trọng của việc phải phòng vệ với kẻ giết người này. Ngoài những yếu tố liên quan đến di truyền không kiểm soát được thì có những yếu tố liên quan đến lối sống cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Đây là những yếu tố mà chúng ta hoàn toàn kiểm soát được để giảm nguy cơ mắc tiểu đường. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường.

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1

Tiền sử gia đình là nguy cơ hàng đầu mắc tiểu đường loại 1.

Tiền sử gia đình cũng là một trong những nguy cơ hàng đầu mắc bệnh tiểu đường type 1.

  • Tiền sử gia đình: nếu trong gia đình có người mắc đái tháo đường type 1 thì nguy cơ tồn tại tự kháng thể với tế bào đảo tụy tăng. Tế bào đảo tụy là nơi sản sinh ra insulin đáp ứng với sự tăng đường huyết trong máu.
  • Bệnh tự miễn: Bệnh tiểu đường type 1 có tỷ lệ cao hơn gặp ở những người mắc bệnh tự miễn khác như bệnh Grave (tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp) hoặc bạch biến (tình trạng mất sắc tố da).
  • Nhân tố môi trường: Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 1 gia tăng trong 30 năm qua có liên quan đến những vấn đề về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Dưới đây là các yếu tố môi trường làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 1.
  • Phơi nhiễm với độc tố và các hợp chất hóa học: Các độc tố trong thực phẩm và nước có thể kích hoạt cơ chế tự miễn ở những người có tồn tại yếu tố di truyền và phơi nhiễm với độc tố có thể dẫn đến chết tế bào tụy. Ví dụ Asen – xuất hiện tự nhiên trong môi trường, đặc biệt là trong nước ngầm và các nguồn thực phẩm bị ô nhiễm. Những thay đổi trong quá trình chuyển hóa asen có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 ở những người trẻ tuổi.
  • Nhiễm trùng: theo một số nghiên cứu những người từng nhiễm enterovirus có tỷ lệ khởi phát bệnh tiểu đường type 1 cao hơn. Nhiễm trùng đường hô hấp sớm cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1. Mối liên hệ với bệnh tiểu đường type 1 mạnh nhất được tìm thấy đối với nhiễm trùng đường hô hấp do virus tái phát trong 6 tháng đầu đời.
  • Sự mất cân bằng trong hệ vi sinh vật đường ruột: Các vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa lipid và glucose, cũng như khả năng miễn dịch và nguy cơ viêm nhiễm ngoài ruột. Nếu các hoạt động này không như bình thường, thì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1.
  • Không cho con bú: Một số nghiên cứu đã chỉ ra phụ nữ cho con bú giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt, trẻ em vẫn còn bú mẹ khi đã ăn dặm cũng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1.
  • Uống sữa bò: Trẻ em uống nhiều sữa bột cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 do một số acid béo có trong sữa.
  • Cân nặng khi sinh và tăng trưởng của trẻ sơ sinh: nặng cân khi sinh và tăng cân nhanh chóng trong 12-18 tháng đầu đời cũng có thể liên quan đến bệnh tiểu đường type 1.

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2:

  • Thừa cân / béo phì
  • 45 tuổi trở lên
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường
  • Dân tộc: Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn gấp 6 lần ở những người gốc Nam Á và gấp 3 lần ở những người châu Phi và châu Phi-Caribbean. Ở Hoa Kỳ, người da đen và Tây Ban Nha có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn người da trắng không có gốc Tây Ban Nha.
  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Có tiền sử tiểu đường thai kỳ hoặc sinh em bé nặng từ 4kg trở lên
  • Không/ít hoạt động thể chất
  • Tiền sử bệnh tim hoặc đột quỵ
  • Căng thẳng, stress
  • Hút thuốc
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Tiền sử bệnh tim hoặc đột quỵ cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Tiền sử bệnh tim hoặc đột quỵ cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Mối liên kết giữa bệnh tiểu đường loại 2 với một số tình trạng sinh lý và bệnh lý:

  • Bệnh Gout: Đây là một dạng viêm khớp phát triển ở một số người có nồng độ axit uric cao trong máu. Đã có 2 nghiên cứu chỉ ra rằng acid uric cao trong máu làm tăng nguy cơ 20% mắc bệnh tiểu đường type 2.
  • Vô sinh: Nghiên cứu cho thấy những người đàn ông có lượng tinh dịch ít có nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa cao hơn trong đó có bệnh tiểu đường type 2.
  • Nhiễm viêm gan C mãn tính: Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Đài Loan, nhiễm viêm gan C mãn tính có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
  • Béo phì ở trẻ em: Một phân tích gần đây cho thấy số trẻ em và thanh thiếu niên được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2 đã tăng hơn gấp đôi và sự gia tăng này dường như trùng với sự gia tăng tỷ lệ béo phì.
  • Chất lượng giấc ngủ kém: Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 3 lần so với những người không mắc bệnh.
  • Chức năng phổi suy giảm: được lý giải là những bệnh nhân này thường giảm hoạt động thể chất do chức năng phổi kém. Điều này dẫn đến xu hướng tăng cân và sự phát triển của hội chứng chuyển hóa bao gồm bệnh tiểu đường type 2.
  • Thấp: Theo các nhà nghiên cứu Phần Lan, chiều cao thấp dự đoán sự chuyển hóa glucose bị suy giảm và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và các biến cố tim mạch ở nam giới.
  • Mãn kinh sớm hay muộn: Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có kỳ kinh nguyệt cuối trước 45 tuổi hoặc sau 55 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn so với những người có kỳ kinh cuối trong độ tuổi từ 46 đến 55.
  • Công việc không an toàn và làm việc không thường xuyên. Một phân tích meta gần đây cho thấy những cá nhân thường xuyên sống trong mối đe dọa thất nghiệp và/hoặc có thu nhập thay đổi tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, không phụ thuộc vào các yếu tố khác. Nguyên nhân được lý giải là do tình trạng lo lắng, căng thẳng duy trì trong thời gian dài. Làm việc theo ca, đặc biệt là làm ca đêm, cũng làm gián đoạn nhịp sinh học như giấc ngủ, và có liên quan đến các rối loạn chuyển hóa như tiểu đường tuýp 2.
  • Uống đồ uống có đường: Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nội tiết Châu Âu chỉ ra rằng uống nhiều hơn 2 loại nước ngọt có đường mỗi ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
  • Đang điều trị bằng thuốc kháng virus (ART) cho HIV/AIDS. Việc sử dụng một số loại thuốc HIV (ví dụ: những thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế men sao chép ngược nucleoside) có thể làm tăng mức đường huyết và dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.
Khi bị gout cần nâng cao kiến thức để phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Khi bị gout cần nâng cao kiến thức để phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Nếu bạn đang có 1 trong số những yếu tố nguy cơ trên, hãy nâng cao tinh thần cảnh giác trước tiểu đường. Nhưng cũng đừng lo lắng quá vì y học hiện nay rất phát triển nên có thể kiểm soát được căn bệnh này. Hãy tham khảo thêm các phương pháp tây y và đông y chữa bệnh tiểu đường, xem bài viết dưới đây:

Thuốc tiểu đường nên dùng đông y hay tây y.

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com

Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33