Insutrix

Bệnh tiểu đường là gì? Tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 là gì? Tuýp nào nguy hiểm hơn? Hai tuýp này có gì khác nhau? Hẳn là có đến hàng trăm câu hỏi khi bất cứ ai mới mắc bệnh đái tháo đường thắc mắc. Cùng đọc bài viết để hiểu rõ hơn về hai tuýp của bệnh đái tháo đường và sự khác biệt của chúng.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tiểu đường tuýp 2 là gì?

Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh lý rối loạn khả năng tiết Insulin làm giảm chuyển hóa glucose trong máu, dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu cao kéo dài. Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng đường huyết quá mức bình thường, nguyên nhân chính do thiếu Insulin tuyệt đối hoặc tương đối.

Tiểu đường là một những bệnh mạn tính phổ biến hiện nay.

Tiểu đường là một những bệnh mạn tính phổ biến hiện nay.

Bệnh tiểu đường được phân thành 4 loại dựa vào nguyên nhân gây bệnh khác nhau:

  • Tiểu đường tuýp 1
  • Tiểu đường tuýp 2
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Các thể đặc biệt khác

Bệnh tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 nói đơn giản là bệnh lý tự miễn dịch. Gây ra bởi sự nhầm lẫn của cơ thể, khi mà tế bào beta của tuyến tụy – nơi tạo ra Insulin bị phá hủy do hoạt động nhầm lẫn của tế bào Lympho. Bản thân cơ thể sinh ra các kháng thể chống lại tất cả các tế bào của đảo tụy, đặ cbiệt là tế bào beta. Do đó, bệnh tiểu đường tuýp 1 còn được gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc Insulin hay thiếu hụt Insulin tuyệt đối.

Tuy còn một số điểm chưa rõ ràng, nhưng quá trình sinh bệnh của tiểu đường tuýp 1 được bắt đầu từ cá thể có hệ gen nhạy cảm. Yếu tố môi trường sẽ đóng vai trò kích thích những gen này để “khởi động” quá trình bệnh lý. Người ta cho rằng việc nhiễm virus từ trước sẽ kích hoạt sự hoạt động nhầm lẫn của tế bào Lympho. Tiếp đến là do thức ăn (sữa bò…) và điều kiện môi trường sống (nhiễm khuẩn, stress,…)

Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 1

Dưới tác động của các yếu tố này, hệ thống miễn dịch được hoạt hóa và tấn công các đảo tụy. Quá trình viêm đảo tụy diễn ra trong vài năm hoặc thậm chí vài tháng. Khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện thì hầu hết các tế bào beta đều đã bị phá hủy, khả năng tiết Insulin còn lại ít và cạn kiệt dần. Dẫn đến hậu quả là Insulin bị thiếu hụt tuyệt đối gây tăng đường huyết nghiêm trọng. Gây ra triệu chứng “ 5 nhiều” rầm rộ: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, mệt nhiều, gầy nhiều.

Tiểu đường tuýp 1 gây ra nhiều triệu chứng mệt mỏi cho người bệnh.

Tiểu đường tuýp 1 gây ra nhiều triệu chứng mệt mỏi cho người bệnh.

Vì vậy cần tìm hiểu những dấu hiệu dễ nhận biết sớm của tiểu đường để có thể chữa trị kịp thời để tránh xảy ra những biến chứng nặng hơn.

Vai trò của Insulin trong tiểu đường tuýp 1

Việc điều trị tiểu đường tuýp 1 không thể thiếu được Insulin. Nhờ vào các chế phẩm phù hợp (như ống tiêm, bút tiêm…) mà Insulin cần được tiêm qua da vào mô mỡ bên dưới. Tuy nhiên việc sử dụng Insulin cần được cho phép từ bác sĩ và cần tuân thủ đúng liệu trình điều trị.

Bên cạnh điều trị bằng thuốc, bệnh nhân còn cần phải có một lối sống lành mạnh để giúp quá trình điều trị đạt kết quả tốt. Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể có cuộc sống lâu dài, năng động nếu họ nắm được bí quyết để sống chung với đái tháo đường.

Bệnh tiểu đường tuýp 2

Với bệnh tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy thường sản xuất một số Insulin. Nhưng hoặc số lượng sản xuất là không đủ cho nhu cầu của cơ thể, hoặc các tế bào của cơ thể chống lại nó. Có hai yếu tố cơ bản đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường tuýp 2 là kháng Insulin và rối loạn nội tiết Insulin. Do đó bệnh tiểu đường tuýp 2 còn được gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc Insulin. Bệnh có tỷ lệ xảy ra ở những người có tiền sử gia đình mắc đái tháo đường cao hơn.

Kháng Insulin: giảm tác dụng của Insulin trong việc sử dụng glucose do giảm số lượng receptor ở tế bào hoặc giảm khả năng kết dính của Insulin với receptor. Ngoài ra, yếu tố béo phì (đặc biệt là béo bụng) hoặc ít hoạt động thể lực là các yếu tố nguy cơ có liên quan chặt chẽ với tình trạng kháng Insulin.

Yếu tố béo phì là nguyên nhân chặt chẽ gây ra kháng Insulin.

Yếu tố béo phì là nguyên nhân chặt chẽ gây ra kháng Insulin.

Rối loạn tiết Insulin: là tăng tiết Insulin máu bù trừ hoặc mất tính chất tiết Insulin theo từng đợt.

Triệu chứng của tiểu đường tuýp 2

Ở giai đoạn đầu bệnh thường rất ít triệu chứng và cũng có trường hợp lượng đường trong máu cao kéo dài. Khi tăng đường huyết, glucose còn lại trong máu tác động xấu đến tuyến tụy, làm giảm lượng tiết Insulin và giảm hiệu quả của Insulin đến các mô như gan và cơ bắp gây ra tình trạng kháng Insulin. Kết quả là, các mạch máu và dây thần kinh bị tổn thương và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Trước khi biến chứng xảy ra, điều quan trọng là kiểm soát lượng đường trong máu và cải thiện tác dụng của Insulin.

So với tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường là một dạng tiểu đường nhẹ hơn tuýp 1. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn có thể gây ra các biến chứng sức khỏe lớn. Đặc biệt là ở các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng thận, thần kinh và mắt. Bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ .

Không có cách chữa dứt điểm bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể được kiểm soát bằng việc quản lý cân nặng, chế độ dinh dưỡng và tập thể dục. Việc điều trị ban đầu thường bắt đầu với các loại thuốc uống, khi bệnh không thể kiểm soát bằng uống thuốc, tiêm Insulin là lựa chọn tiếp theo. Có những trường hợp bệnh nhân phải kiểm soát bằng kết hợp cả tiêm Insulin và uống thuốc.

Tiểu đường tuýp 2 có đáng sợ hơn tiểu đường tuýp 1?

Cho đến nay, dạng tiểu đường phổ biến nhất là tiểu đường tuýp 2, chiếm 95% các trường hợp tiểu đường ở người lớn. Bệnh tiểu đường tuýp 2 từng được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người trưởng thành, nhưng ngày càng nhiều thanh thiếu niên mắc bệnh béo phì và thừa cân khiến bệnh đái tháo đường tuýp 2 ngày càng “trẻ hóa”.

Tiểu đường type 2 tiến triển và khởi phát âm thầm, không bộc lộ các triệu chứng lâm sàng rẩm rộ như tiểu đường tuýp 1. Bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh mãn tính và không có bất kỳ 1 loại thuốc nào có thể chữa hoàn toàn căn bệnh này, cách duy nhất là sử dụng các phương pháp ăn uống, luyện tập và thuốc để giảm sự phát triển của bệnh.

Tiểu đường loại 1 và 2 đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Tiểu đường loại 1 và 2 đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Thống kê cho thấy, người bệnh tiểu đường tuýp 2 rất ít nguy cơ tử vong do tăng đường huyết mà chủ yếu tử vong vì biến chứng của bệnh. Trong đó 65% là các biến chứng trên tim mạch. Nếu kiểm soát không tốt sẽ dẫn đến các biến chứng của tiểu đường trên thận, tim mạch, mắt, xương khớp, thần kinh và suy giảm miễn dịch. Biến chứng của bệnh cũng là nguyên nhân khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tàn phế như đoạn chi, suy thận, mù lòa… Những biến chứng cấp tính khi đường huyết tăng cao đột ngột có thể nguy hiểm tới tính mạng như nhiễm toan ceton, nhiễm toan do tăng áp lực thẩm thấu.

Đặc điểm khác nhau giữa tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2

Đặc điểmTiểu đường tuýp 1Tiểu đường tuýp 2
Thiếu hụt InsulinTuyệt đốiTương đối hay một phần
Kháng InsulinKhôngCó thể có
Tổn thương đảo tụyNghiêm trọngNhẹ/trung bình
Tuổi khởi phát< 30> 40
Thể trạngGầyBéo hoặc bình thường
Insulin máuThấp hoặc không đo đượcBình thường hoặc cao
Tiền sử tiểu đường trong gia đìnhKhôngThường có
Triệu chứngKhởi phát đột ngột

Hội chứng tăng đường huyết (ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhanh) rầm rộ

Ceton niệu (+)

Tiến triển và khởi phát âm thầm, không bộc lộ các triệu chứng lâm tràng

Ceton niệu (-)

Biến chứng cấp tínhNhiễm toan cetonHôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu
Điều trịPhụ thuộc InsulinKhông phụ thuộc Insulin (nhưng có thể cần Insulin)

Để tìm hiểu rõ hơn về tiểu đường tuýp 2, mời các bạn tham khảo thêm bài viết Tiểu đường tuýp 2 là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPTIMAX
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 1900 234 564
Email: cellchainvietnam@gmail.com
Website: http://insutrix.com

Từ khóa: tiểu đường, đái tháo đường, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, triệu chứng tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, vì sao bị tiểu đường, nguyên nhân bị tiểu đường, tiểu đường nên ăn gì, tiểu đường không được ăn gì, tiểu đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường có chữa được không, thuốc chữa tiểu đường, thuốc điều trị tiểu đường, tiểu đường dùng thuốc nào hiệu quả, các loại thuốc trị tiểu đường

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào
0901 38 22 33